Thứ ba 26/11/2024 18:48

Hệ thống truyền tải điện TP Đà Nẵng vận hành an toàn trước mưa lớn kéo dài

Trước tình trạng mưa lớn kéo dài, Truyền tải điện Đà Nẵng đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo vận hành hệ thống an toàn.

Trong những ngày vừa qua, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đã xảy ra mưa lớn kéo dài, với sự chỉ đạo sát sao của Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Truyền tải điện Đà Nẵng, lưới điện truyền tải trong khu vực được giữ vững, đảm bảo vận hành an toàn.

Công nhân truyền tải che chắn bảo vệ các thiết bị điện

Ngày 15/10, ông Lê Tuấn Anh – Giám đốc Truyền tải điện Đà Nẵng cho biết: Truyền tải điện Đà Nẵng là đơn vị quản lý vận hành lưới điện truyền tải 220-500kV TP Đà Nẵng và một phần tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực hàng năm đều có tần suất thiên tai, mưa, bão lũ rất cao, nên trong công tác tổ chức sản xuất, công tác phòng chống thiên tai được đơn vị đưa vào kế hoạch sản xuất rất cụ thể, chi tiết và tổ chức đôn đốc, giám sát các trạm biến áp, đội đường dây nghiêm túc thực hiện.

Đơn vị đã triển khai phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, nhằm chủ động ứng phó với thiên tai. Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia để chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đối với đường dây, công tác đảm bảo thoát nước mặt móng cột, khu vực chân cột điện, sửa chữa và gia cố kè móng, tường chắn bị hư hỏng đã được đơn vị hoàn thành trước mùa mưa bão. Các công việc nhằm đảm bảo an toàn vận hành lưới điện ngay trong điều kiện thời tiết có mưa bão cũng được đơn vị chú trọng thực hiện như: Phát quang cây cối trong và ngoài hành lang tuyến đường dây. Giải pháp hạn chế sự rung lắc của dây lèo dẫn điện như: Chống, kéo và tăng cường lèo tại các vị trí cột néo và đã hoàn thành toàn bộ khối lượng từ trung tuần đầu tháng 10; nâng cao khoảng cách pha đất tại các khu vực thường xuyên bị ngập nước và có nguy cơ mất an toàn; thay thế các khoảng dây dẫn, dây chống sét bị nhiều tổn thương cũng được hoàn thành.

Đối với trạm biến áp, Truyền tải điện Đà Nẵng đã kiểm tra, dọn, khơi thông các mương thoát nước trong trạm và hệ thống thoát nước xung quanh trạm, lắp đặt thêm máy bơm nước để đảm bảo thoát nước, tránh gây ngập trong sân phân phối các trạm biến áp.

Kiểm ra, chuẩn bị sẵn các vật tư, vật liệu, các công cụ dụng cụ để sẵn sàng che chắn các tủ đấu dây, tủ điều khiển bảo vệ ngoài trời, các tủ đi kèm thiết bị nhất thứ, các hệ thống giám sát online, kiểm tra, xử lý xâm nhập ẩm các tủ trung thế khi có mưa xảy ra tại các trạm biến áp... Kiểm tra rơ le nội bộ máy biến áp, kháng điện và xử lý hiện tượng nước đọng tại thiết bị. Kiểm tra, vệ sinh và phòng chống côn trùng, ẩm xâm nhập tại các tủ bảng ngoài trời.

Khơi thông dòng chảy tại các mương thoát nước chống ngập úng trạm biến áp

Theo ông Lê Tuấn Anh, đơn vị cũng đã tính toán phương án nếu thời tiết mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện. Trong đó các vật tư, phụ kiện lưới điện, thiết bị, dụng cụ thi công đều được đơn vị bố trí, chuẩn bị trên tinh thần sử dụng lực lượng tại chỗ để nhanh chóng xử lý khắc phục, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện.

Đơn vị tổ chức bố trí lực lượng, vật tư tại những điểm xung yếu sẵn sàng ứng phó. Khi có nguy cơ bị chia cắt (hư hỏng đường giao thông do sạt lở, ngập lụt...) thì triển khai các tổ nhóm trực ứng phó tại những điểm xung yếu trên các đường dây truyền tải điện. Chuẩn bị sẵn các vật tư phương tiện ứng phó sạt lở: bạt che, rọ đá bằng sắt, dây thép buộc... Liên hệ các đơn vị có phương tiện thi công đào bới, vận chuyển đất đá sẵn sàng phối hợp xử lý khi cần thiết.

Ngoài ra, trước mùa mưa bão, Truyền tải điện Đà Nẵng cũng như PTC2 đã ký quy chế phối hợp với các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) và các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung để trong trường hợp cần thiết sẵn sàng huy động nhân lực, vật tư, thiết bị, phương tiện nhằm mục tiêu khôi phục lưới điện truyền tải trên địa bàn được nhanh nhất.

Được biết, Truyền tải điện Đà Nẵng quản lý vận hành các trạm biến áp 500kV Đà Nẵng, 220kV Hòa Khánh, Ngũ Hành Sơn và quản lý vận hành khoảng 527 km đường dây 500kV và 220kV.

Vũ Sơn
Bài viết cùng chủ đề: Truyền tải điện

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine