Thứ năm 19/12/2024 19:16

Hệ thống điện linh hoạt sẽ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

Theo Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), các giải pháp tích trữ năng lượng của sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng.

Ngày 3/11, Tập đoàn Wärtsilä chuyên về các giải pháp năng lượng linh hoạt dựa trên công nghệ động cơ đốt trong (ICE đã tổ chức hội thảo với chủ đề " Động cơ ICE linh hoạt: công nghệ & giải pháp cho hệ thống điện Việt Nam" tại Hà Nội.

Ông Lê Việt Cường- Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nicolas Leong, Giám đốc khu vực Bắc & Đông Nam Á, Tập đoàn Wärtsilä chia sẻ, Việt Nam sẽ cần bổ sung một lượng lớn công suất mới để đáp ứng nhu cầu điện ngày một tăng trong những năm tới. Cùng lúc đó, Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, và do đó chúng ta sẽ thấy lượng năng lượng tái tạo ngày càng được bổ sung nhiều hơn vào hệ thống điện. Các nhà máy điện ICE linh hoạt và các giải pháp tích trữ năng lượng của sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng bằng cách cân bằng các nguồn năng lượng tái tạo không ổn định và đảm bảo lưới điện luôn ổn định và tin cậy.

Nhu cầu điện của Việt Nam đã tăng nhanh hơn so với tất cả các nước Đông Nam Á khác, ở mức khoảng 10% mỗi năm trong thập kỷ qua. Dự thảo mới nhất của Quy hoạch điện VIII trong tháng 10/2022 chỉ ra rằng năng lượng tái tạo sẽ chiếm 25% công suất lắp đặt trong hệ thống điện vào năm 2030 và tỷ trọng năng lượng tái tạo sẽ được tăng đáng kể lên 55% vào năm 2050 để đạt được mục tiêu net zero vào năm 2050.

Nói về vai trò của công nghệ ICE trong hệ thống điện Việt Nam, ông Lê Việt Cường – Phó Viện trưởng, Viện Năng lượng nhận định, trong quá trình tham vấn Bộ Công Thương phát triển Quy hoạch điện VIII, một trong những giải pháp quan trọng đã được đưa ra là từng bước nâng cao tỷ lệ hợp lý nguồn điện linh hoạt trong hệ thống điện. Nguồn điện linh hoạt có nhiều ưu điểm kỹ thuật khi vận hành trong hệ thống điện như khởi động nhanh, dừng nhanh; chế độ tải nền, phủ đỉnh, tải thấp; thay đổi công suất phát tức thời theo yêu cầu của đơn vị vận hành hệ thống điện. Theo đó, các giải pháp tích trữ năng lượng của sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng

Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Keijo Norvanto bày tỏ, Chính phủ Việt Nam đã cam kết net zero vào năm 2050 và ngành năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này. Quy hoạch phát triển điện lực tiếp theo của Việt Nam, Quy hoạch điện VIII sẽ được hoàn thiện trong tương lai gần với trọng tâm sẽ là phát triển năng lượng tái tạo và từng bước loại bỏ điện than. Đó sẽ là một bước phát triển rất tích cực trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. “Các doanh nghiệpcông nghệ Phần Lan bao gồm Tập đoàn Wärtsilä, mong muốn đóng góp vào quá trình triển khai Quy hoạch điện 8 và hỗ trợ phát triển NLTT cũng như đạt mục tiêu net zero và đảm bảo an ninh năng lượng tại Việt Nam”- Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam Keijo Norvanto nhấn mạnh.

Các nhà máy điện động cơ ICE của Wärtsilä được thiết kế theo dạng mô-đun và có thể được xây dựng nhanh chóng (trong vòng 12 tháng) để cung cấp nguồn điện cần thiết một cách nhanh chóng và đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời, những nhà máy này được biết đến rộng rãi với độ linh hoạt cao khi có thể hoà lưới trong vòng chưa đầy 30 giây kể từ khi khởi động và có thể đạt đầy tải trong vòng chưa đầy 2 phút. Cùng với hệ thống pin tích trữ năng lượng, các nhà máy điện ICE có thể giúp cân bằng các nguồn năng lượng tái tạo, duy trì độ ổn định và độ tin cậy cũng như tối ưu hóa hệ thống điện.

Việt Nam đã cam kết đạt mục tiêu net zero vào năm 2050, và do đó chúng ta sẽ thấy lượng năng lượng tái tạo ngày càng được bổ sung nhiều hơn vào hệ thống điện

Tính đến nay, Wärtsilä đã xây dựng hơn 76 GW các nhà máy điện linh hoạt ICE tại 180 quốc gia.

Trước đó, vào tháng 09/2022, Wärtsilä công bố một báo cáo với tiêu đề "Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á" nhằm mô phỏng các lộ trình tối ưu về chi phí để đạt net zero ở ba quốc gia Đông Nam Á gồm Việt Nam, Philippines và Indonesia. Các kịch bản mô phỏng nhấn mạnh vai trò của công nghệ ICE và pin tích trữ năng lượng để đạt mục tiêu net zero của Việt Nam vào năm 2050. Các kết luận chính của báo cáo cho thấy sự kết hợp giữa năng lượng tái tạo và nguồn điện linh hoạt đến từ các động cơ ICE và hệ thống pin tích trữ năng lượng có thể đảm bảo độ tin cậy cho hệ thống điện Việt Nam và việc đạt mục tiêu net zero là khả thi với các công nghệ có sẵn mà không làm tăng chi phí hệ thống.

Duy Anh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành

EVNNPT tăng cường khả năng truyền tải điện cho nhiều tỉnh miền Trung - Nam

Hội nghị Người lao động EVNGENCO2 năm 2024: Phát huy quyền dân chủ của người lao động

Gỡ vướng năng lượng tái tạo: Doanh nghiệp đánh giá cao 6 nhóm giải pháp của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Nhà máy Thủy điện Quảng Trị tích nước phục vụ sản xuất kinh doanh và cấp nước hạ du năm 2025

Hoà lưới thành công tổ máy 2 thuỷ điện Ialy mở rộng vượt tiến độ 18 ngày

Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 kỷ niệm 20 năm hoạt động

Long An và EVNNPT tìm giải pháp gỡ vướng hàng loạt dự án truyền tải điện

Đánh thức giấc mơ 'ngủ đông' điện hạt nhân: Bài 5 - Xây dựng nguồn nhân lực tự chủ - cách nào?

Yên Bái: Đốc thúc tiến độ khởi công dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Bộ Công Thương và EU làm việc tại Cần Thơ, Trà Vinh về phát triển năng lượng