Thứ năm 26/12/2024 23:49

Hành trình ô tô Nhật Bản và Hàn Quốc ‘làm mưa làm gió’ tại thị trường châu Âu

Năm 2023, thị phần ô tô Nhật Bản chiếm 13% trên thị trường EU và vẫn chỉ chiếm hơn một nửa doanh số bán xe có nguồn gốc từ châu Á.

Nhật Bản “đổ bộ” thị trường châu Âu

Cuộc “đổ bộ” của các hãng sản xuất ô tô /chu-de/nhat-ban.topic vào thị trường châu Âu bắt đầu vào đầu những năm 1970. Thị phần của Nhật Bản tăng từ 1% lên 9% trong thị trường châu Âu từ năm 1971 đến năm 1980. Việc mở rộng được tiếp tục trong suốt những năm 1980. Trong những năm 1980, việc thành lập “thị trường chung” đã khiến Ủy ban châu Âu (EC) chấm dứt các hạn chế nhập khẩu mà một số quốc gia thành viên áp đặt trước đó. Năm 1989, các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản chiếm 9,8% thị trường Liên minh châu Âu (EU) và 11% thị trường châu Âu (với thị phần đạt 30% ở Thụy Sĩ và Na Uy, những nước chưa có ngành công nghiệp ô tô).

Toyota là thương hiệu ô tô bán chạy thứ 4 ở châu Âu (sau Volkswagen, Mercedes-Benz và Peugeot). Ảnh: Pixabay

Việc sản xuất ô tô Nhật Bản ở châu Âu đã thay thế xuất khẩu trực tiếp. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các hãng sản xuất ô tô Nhật Bản, lượng ô tô Nhật Bản được sản xuất ở châu Âu đã tăng từ hơn 200.000 xe vào năm 1989 lên mức cao nhất là 1,7 triệu xe vào năm 2008 (khi quy mô của EU tăng từ 15 lên 27 quốc gia thành viên), trước khi chịu cú sốc Brexit vào năm 2019 và COVID-19 năm 2020 khiến số lượng này giảm xuống còn 625.000 xe vào năm 2022 (không tính thị trường Anh).

Năm 2023, thị phần ô tô Nhật Bản chiếm 13% trên thị trường EU và vẫn chỉ chiếm hơn một nửa doanh số bán xe có nguồn gốc từ châu Á, với sự hiện diện mạnh mẽ của ô tô chạy xăng và xe lai điện không sạc pin. Toyota là thương hiệu ô tô bán chạy thứ 4 ở châu Âu (sau Volkswagen, Mercedes-Benz và Peugeot). Chỉ riêng hãng ô tô này đã chiếm gần một nửa doanh số bán hàng của Nhật Bản. Tuy nhiên, kết quả đạt được của các hãng sản xuất ô tô châu Âu tại thị trường Nhật Bản vẫn còn khiêm tốn. Thị phần xe nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản chưa bao giờ vượt quá 6%.

Hàn Quốc không ngừng trỗi dậy

Sự trỗi dậy của ô tô Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1980, với sản lượng tăng gấp 30 lần từ năm 1980 đến năm 1995, năm mà lượng ô tô xuất khẩu của Hàn Quốc trên toàn thế giới đạt gần 1 triệu xe, trong đó 1/4 được xuất khẩu sang châu Âu. Làn sóng này của Hàn Quốc tạm thời chững lại trước cú sốc của cuộc khủng hoảng châu Á năm 1988-1999, trong đó 2 hãng sản xuất - Daewoo Motors và Samsung Motors - đã phá sản. Renault mua lại Samsung Motors vào năm 2000 và đổi tên thành Renault Samsung, còn General Motors mua lại Daewoo Motors và đổi tên thành GM Korea từ năm 2012.

Hai công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này - Hyundai và Kia - vẫn độc lập và thống trị lĩnh vực này tại thị trường Hàn Quốc và quốc tế. Ngành công nghiệp ô tô nước này tiếp tục mở rộng để đạt tổng sản lượng 8 triệu xe vào năm 2023, một nửa trong số đó do Hyundai sản xuất và 40% do Kia sản xuất.

Sự trỗi dậy của ô tô Hàn Quốc bắt đầu từ những năm 1980, với sản lượng tăng gấp 30 lần từ năm 1980 đến năm 1995. Ảnh: Pixabay

Mối quan hệ với EU được đánh dấu bằng việc ký kết một hiệp định thương mại tự do vào năm 2011 nhằm loại bỏ thuế hải quan đối với xe ô tô - bao gồm cả xe điện - trong khoảng thời gian 5 năm, mang lại cho các hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc lợi thế đáng kể trước sự cạnh tranh của Nhật Bản (cho đến khi Hiệp định thương mại tự do EU - Nhật Bản được ký kết năm 2019) và đặc biệt trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.

Trong khi thị phần của các hãng sản xuất Hàn Quốc tại thị trường ô tô EU là khoảng 3% vào cuối những năm 1990, đạt gần 9% vào năm 2023 với doanh số 1,1 triệu xe, trong đó 40% là nhập khẩu và 60% sản xuất tại thực địa. Chiến lược sản xuất tại thực địa của các hãng sản xuất ô tô Hàn Quốc dựa vào cách tiếp cận “vùng ngoại vi” của các thị trường chính để hưởng chi phí sản xuất thấp hơn. Năm 2006, Kia xây dựng nhà máy sản xuất tại Slovakia và năm 2008, Hyundai xây dựng nhà máy sản xuất tại Cộng hòa Séc. Cùng với nhà máy sản xuất mà Hyundai xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ, 2 hãng này sản xuất khoảng 700.000 ô tô cho thị trường châu Âu.

Khác với Nhật Bản, các hãng sản xuất ô tô và pin điện hiện diện rất nhiều ở châu Âu. Thị phần của họ đạt khoảng 10% vào năm 2023. Ngoài ra, 3 nhà sản xuất pin ô tô lớn của Hàn Quốc - LG Chem, Samsung SDI và SK Innovation - đã xây dựng nhà máy sản xuất ở Ba Lan và Hungary, với các khách hàng không chỉ là các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc mà cả các nhà sản xuất ô tô châu Âu (Audi, Porsche, Volkswagen).

Hiệp định thương mại tự do EU - Hàn Quốc nhìn chung đã có tác động tích cực. Thị trường Hàn Quốc cởi mở hơn thị trường Nhật Bản, với tỷ trọng thương hiệu nước ngoài đạt 18%, trong đó 80% đến từ châu Âu. Khối lượng ô tô xuất khẩu của châu Âu vẫn tương đối khiêm tốn - khoảng 200.000 xe - nhưng chủ yếu là các mẫu xe cao cấp (Mercedes-Benz, BMW…), và trên thực tế thương mại song phương EU - Hàn Quốc trong lĩnh vực này cân bằng về giá trị.

Thanh Bình

Tin cùng chuyên mục

Chương trình bình chọn Xe của năm 2025 chính thức 'mở cổng'

Giám sát chương trình triệu hồi gần 4.150 xe Ford Explorer lỗi ốp trụ

Hơn 200 trường học trên cả nước áp dụng hệ thống lớp học thông minh Nexta

Honda Việt Nam triệu hồi 31 ‘xế phượt’ Africa Twin CRF1100

Ba 'ông lớn' trong làng ô tô Nhật Bản: Nissan, Honda, và Mitsubishi Motors để ngỏ khả năng 'về chung nhà'

Embraer tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Đại hội Honda Biker Rally 2025: Sự kiện quy tụ hơn 1.000 bikers trên khắp cả nước

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024

Tập đoàn ô tô đầu tư 168 triệu USD tại Việt Nam vượt mốc doanh số 3 triệu xe toàn cầu

Doanh nghiệp ‘bắt tay’ nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội: Giải quyết các vấn đề thực tiễn qua nghiên cứu khoa học

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam