Thứ tư 27/11/2024 15:10

Hàn Quốc giữ vững ngôi vị "quán quân" đầu tư tại Việt Nam với 9.666 dự án và 81,5 tỷ USD

Với 9.666 dự án và trên 81,5 tỷ USD, Hàn Quốc đang dẫn đầu trong tổng số 143 quốc gia, vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam 9.666 dự án với 81,5 tỷ USD

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã thu hút được 37.238 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 447,65 tỷ USD đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu với 9.666 dự án, có tổng vốn đăng ký 81,5 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là các quốc gia như: Singapore với 3.240 dự án, có tổng vốn đăng ký 73,384 tỷ USD; Nhật Bản với 5.091 dự án, có tổng vốn đăng ký 69,628 tỷ USD…

Hàn Quốc dẫn đầu trong tổng số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Riêng 5 tháng đầu năm 2023, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nhà đầu tư Hàn Quốc đã “rót” 666,52 triệu USD vào Việt Nam, đây là số vốn đăng ký của 167 dự án đầu tư mới, 122 dự án điều chỉnh vốn và 364 dự án góp vốn, mua cổ phần của các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trưởng liên tục trong vòng 10 năm qua. Cụ thể, năm 2013, số vốn đầu tư Hàn Quốc chỉ đạt 3,8 tỷ USD, nhưng chỉ sau 1 năm đã tăng gần gấp đôi, với 6,1 tỷ USD vào năm 2014, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của VIệt Nam.

Không chỉ tăng trưởng nhanh, đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam còn có sự ổn định liên tục, đơn cử năm 2015, vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 6,72 tỷ USD thì đến năm 2016 là 7,0 tỷ USD; 2017 là 8,49 tỷ USD và 2018 là 7,2 tỷ USD; 2019 là 7,92 tỷ USD… cứ như vậy giai đoạn 10 năm (2013-2022), vốn đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng trưởng từ mức 3,8 tỷ USD lên 81,5 tỷ USD, tăng đến hơn 20 lần.

Không chỉ gia tăng về số lượng, chất lượng các dự án đầu tư của Hàn Quốc cũng có sự tăng trưởng tích cực, nếu như trước đây, các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, thì nay đã xuất hiện nhiều dự án của những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc với những dự án có quy mô lên tới hàng tỷ USD như: Samsung, LG, Posco, Keangnam… Trong đó, một số tập đoàn của Hàn Quốc đang coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ, điển hình trong số đó là Samsung.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, với tổng vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, với sự xuất hiện của Tập đoàn Samsung, LG, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã góp phần hình thành phát triển ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam, hiện ngành đã đóng góp tỷ trọng gần 20% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp.

Cùng với đó, doanh nghiệp Hàn Quốc đã hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu khi đã có hơn 250 doanh nghiệp Việt Nam trở thành vendor cấp 1 và cấp 2 cho Tập đoàn Samsung… Đặc biệt, với sự xuất hiện của gần 10.000 ngàn dự án đầu tư, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã tạo ra một lượng việc làm rất lớn cho người lao động trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Việt Nam đã thu hút hơn 37 ngàn dự án đầu tư nước ngoài

Còn dư địa "hút" vốn đầu tư Hàn Quốc

Chia sẻ với phóng viên mới đây, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đánh giá rất cao môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là chiến lược tăng trưởng xanh mà Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng quan tâm đến những lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam, như sản xuất chip bán dẫn, pin ôtô.

Dưới góc độ doanh nghiệp, chia sẻ tại một sự kiện diễn ra vào tháng 5/2023 tại Hà Nội, ông Choi Joo Ho - Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Việt Nam cũng đánh giá cao môi trường đầu tư tại Việt Nam, đồng thời khẳng định, tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong thời gian tới.

Sự quan tâm của nhà đầu tư Hàn Quốc dành cho Việt Nam còn thể hiện ở việc, 205 doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc, trong đó có lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn lớn như: Samsung, LG, SK, Huyndai… đã tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul-yeol có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 22-25/6.

Qua đó cho thấy, mối quan tâm của doanh nghiệp Hàn Quốc dành cho môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam đang rất lớn, song để mối quan tâm này trở thành hiện thực, bên cạnh hoàn thiện hạ tầng pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện dự án, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông, điện cả về chất và lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu của những dự án chất lượng cao của doanh nghiệp Hàn Quốc.

Các dự án đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ các lĩnh vực gia công đơn thuần sang các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, dự án năng lượng, tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao... Điển hình như Samsung, hiện Việt Nam là “cứ điểm” sản xuất hàng đầu của Samsung, chiếm trên 50% sản lượng điện thoại di động của doanh nghiệp này trên toàn thế giới.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: thu hút đầu tư Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thúc đẩy tài chính xanh - Hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam'

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn