Thứ ba 26/11/2024 08:34

Hạn chế tình trạng ngộ độc rượu: Cần sử dụng công nghệ pha chế hợp chuẩn

Đó là những chia sẻ của các đại biểu tại buổi tọa đàm “Ngộ độc rượu methanol - Thực trạng và giải pháp” vừa diễn ra tại Hà Nội do Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam tổ chức.
Tọa đàm “Ngộ độc rượu methanol - thực trạng và giải pháp”

Trong những tháng đầu năm 2017, Việt Nam liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nghiêm trọng do uống rượu không rõ nguồn gốc và có chứa methanol. Mặc dù chính phủ đã có nghị định về quản lý, sản xuất kinh doanh rượu nhưng hiện, các cơ quan chức năng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện, còn người dân thì gần như “tù mù” khi lựa chọn các sản phẩm này.

Nghị định 94/2012/NĐ-CP về sản xuất và kinh doanh rượu, quy định: “Toàn bộ rượu sản xuất và tiêu thụ trong nước phải được dán tem và phải đăng ký bản công bố hợp quy về chất lượng”. Tuy nhiên, theo thống kế của Hiệp hội Rượu - Bia - Nước giải khát Việt Nam, 80% lượng rượu được tiêu thụ trong nước không được kiểm soát về chất lượng. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho người tiêu dùng mà còn gây thất thu về thuế cho nhà nước, góp phần tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh.

Để từng bước hạn chế tình trạng trên, theo ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương): Phải nâng cao công tác tuyên truyền đối với người dân về nguy cơ và những tác hại của việc sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không bảo đảm chất lượng cũng như an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Bà Nguyễn Thị Tư - Phó giám đốc Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội (Halico) - cho rằng: Do tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo nên rất khó thông tin, tuyên truyền về sản phẩm an toàn của mình đến người tiêu dùng, nhất là khi số lượng lớn người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá cả sản phẩm, mà chưa lường hết được những ảnh hưởng của sản phẩm không an toàn đối với sức khỏe và tính mạng của mình.

Trong khi người dân ở các vùng nông thôn thường mua rượu không rõ nguồn gốc với giá thấp chỉ từ 12.000 đồng/lít thì những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng do phải đầu tư công nghệ hiện đại, quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn, quy định của luật pháp thì giá thành không hề rẻ.

Theo ông Lê Trung Mạnh- Phó giám đốc Công ty CP Rượu - Bia - Nước giải khát Aroma: Các sản phẩm của Aroma đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản. Chưng cất áp suất thấp là công nghệ được áp dụng nhiều năm ở Nhật Bản trong sản xuất rượu sake và rượu shochu cao cấp, giúp trực tiếp loại bỏ methanol, aldehyde và các tạp chất có hại trong quá trình chưng cất. Chúng tôi cũng sử dụng công nghệ pha chế tiên tiến nhất của Nga với toàn bộ trang thiết bị và dây chuyền đóng gói được thiết kế và sản xuất tại châu Âu. Hàng năm, Viện Nghiên cứu cồn rượu quốc gia Nga cử các chuyên gia sang hỗ trợ Aroma nghiên cứu và phát triển sản phẩm, giám sát quy trình và quản lý chất lượng rượu định kỳ. Chính vì lẽ đó, các sản phẩm của Anoma bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng, tuy nhiên giá thành thì khá cao, như sản phẩm Vodka Men giá thành cao gấp 7-10 lần so với rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ (120.000 đồng/lít).

Cùng với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền, ban ngành chức năng và cả người tiêu dùng nhằm loại bỏ các sản phẩm rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra khỏi thị trường.
PV
Bài viết cùng chủ đề: ngộ độc rượu

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở mức cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh