Thứ hai 25/11/2024 00:03

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị

Từ 17-19/1, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ đồng tổ chức hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thông tin từ UBND TP. Hà Nội cho biết, từ ngày 17-19/1, UBND TP. Hà Nội và UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức “Hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.

Hội thảo diễn ra tại thủ đô Hà Nội với các mục tiêu nhằm trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo yêu cầu tại Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị. Tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế để nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị.

Hội thảo cũng sẽ trao đổi nhằm hoàn thiện đề án Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào năm 2035 theo 5 lĩnh vực trọng yếu: Quy hoạch; Thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; Huy động nguồn lực từ đất đai; Tiêu chuẩn, giải pháp công nghệ; Mô hình tổ chức, quản lý thực hiện dự án.

Phát triển hệ thống đường sắt đô thị là một trong những giải pháp quan trọng giảm ùn tắc giao thông nội đô

Tham dự hội thảo này dự kiến có khoảng 200 đại biểu, gồm có đại diện của các cơ quan Trung ương, địa phương (đại biểu TP. Hà Nội, đại biểu TP. Hồ Chí Minh, đại biểu các địa phương trong Vùng Thủ đô), các chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, đầu tư, đất đai, quy hoạch, đường sắt đô thị của Việt Nam và quốc tế và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị…

Nội dung Hội thảo gồm 4 phiên: Tổng quan phát triển đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo mô hình TOD; Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD; Huy động nguồn lực từ đất đai; Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị.

Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội cho biết, giao thông đô thị là huyết mạch quan trọng của mọi thành phố, đặc biệt là ở Việt Nam với sự đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với thách thức lớn về giao thông, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, từ quy hoạch, vốn đầu tư đến cải thiện hệ thống giao thông công cộng, phát triển đường sắt đô thị, định hình một đô thị bền vững.

Để đạt được mục tiêu này, sự quyết tâm và phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan là quan trọng để đảm bảo giải pháp triển khai hiệu quả và bền vững trong dài hạn.

"Đây là lý do để Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vinh dự đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị để trao đổi kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống đường sắt đô thị, đồng thời nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế có liên quan về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, quy hoạch xây dựng, chỉnh trang đô thị, đất đai, đầu tư, quản lý, vận hành, khai thác đường sắt đô thị" - Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Cũng theo lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã và đang tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc triển khai các dự án này còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi hoàn thiện thể chế, chính sách và tìm ra các cách làm mới, "đột phá" nhằm nhanh chóng hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị trong thời gian tới theo kết luận của Bộ Chính trị và đáp ứng sự mong mỏi của người dân thành phố.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: UBND Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo