Thứ tư 13/11/2024 18:27

Hà Nội: Phớt lờ cảnh báo nguy hiểm, nhiều người bám bốt điện để kinh doanh

Mặc biển cảnh báo “có điện, nguy hiểm chết người”, nhiều người vẫn bất chấp, kinh doanh gầnbiến áp, trụ, bốt điện.

Bất chấp hiểm nguy để mưu sinh

Mặc dù lực lượng chức năng đã tăng cường ra quân nhắc nhở, xử phạt và đặt biển báo cảnh báo nguy hiểm nhưng nhiều người dân ở Hà Nội vẫn kinh doanh trong phạm vi hành lang an toàn trạm biến áp, trụ, bốt điện. Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường.

Trụ điện trở thành nơi các chủ hàng, quán để vật dụng kinh doanh, thậm chí dọn và rửa đồ

Khảo sát thực tế tại các tuyến phố nội thành TP. Hà Nội, phóng viên Báo Công Thương ghi nhận nhiều hộ kinh doanh lấn chiếm phần diện tích ngay sát trạm biến áp, bốt điện, cột điện để bán hàng hóa, dán tờ rơi, quảng cáo,...

Trụ điện trở thành giá kê bình nước, các vật dụng truyền dẫn điện

Nguy hiểm hơn, các sản phẩm, hàng hóa đó đều là những thứ rất dễ gây cháy nổ, chập điện như: Thùng xốp, bình nước, đồ hàng mã, túi giấy, sắt thép…

Lấy lý do kinh tế còn khó khăn, hàng ngày, ông Cao Hữu Nhật (63 tuổi, Hà Nội) đã tận dụng diện tích quanh bốt điện trên vỉa hè của tuyến phố Lò Đúc (quận Hai Bà Trưng) làm địa điểm vá săm, lốp xe mặc cho rủi ro cận kề.

Ông Nhật nhận thức: “Dù biết việc ngồi cạnh bốt điện là nguy hiểm, nhất là khi thời tiết mưa gió sấm chớp, nhưng vì mưu sinh nên tôi cũng đánh liều. Số tiền mỗi tháng kiếm được từ bơm, vá lốp xe cũng duy trì được chi tiêu sinh hoạt”.

Mặc cảnh báo nguy hiểm, ông Nhật vẫn treo săm xe trên các cột điện mặc cho rủi ro cận kề

Dọc trên tuyến phố Đinh Liệt (quận Hoàn Kiếm), phần lớn các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều lợi dụng bốt điện làm giá treo các sản phẩm. Thậm chí các hộ dân này còn lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán hàng hóa.

Lý giải cho hành động nguy hiểm này, một chủ cửa hàng cho biết, vì diện tích mặt quán nhỏ và bị khuất, trong khi bốt điện đặt trên vỉa hè, sát lòng đường nên khi để hàng hóa trên bốt sẽ giúp khách du lịch dễ biết và lựa chọn mua hàng nhiều hơn.

Trên tuyến phố Đinh Liệt phần lớn các cửa hàng bán đồ lưu niệm đều lợi dụng bốt điện làm giá treo các sản phẩm, hàng hóa dễ gây cháy, nổ

Chị Trần Hòa, sinh sống trên phố kinh doanh thực phẩm Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) phản ánh: “Phần lớn, những tiểu thương đều biết phải giữ khoảng cách theo quy định an toàn lưới điện nhưng họ đã bỏ qua sự an nguy, bày hàng hóa, trong đó có các dụng cụ gần nguồn điện. Có thể thấy, đây là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng truyền, dẫn, phóng điện nguy hiểm tới tính mạng”.

Nhiều tiểu thương trên phố Gia Ngư đã chiếm dụng trạm biến áp làm điểm tựa, bày bán thực phẩm để mưu sinh

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân

Theo Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện như sau: Điện áp đến 22kV, khoảng cách là 2m; điện áp 35kV, khoảng cách là 3m.

Đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại. Như vậy, theo quy định trên thì hầu hết những trường hợp kinh doanh, buôn bán ngay sát các trạm, trụ, bốt điện đều vi phạm về hành lang an toàn lưới điện.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, Luật sư Nguyễn Thị Quyên (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, căn cứ Điều 4 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết về thi hành luật điện lực về an toàn điện, các hành vi bị cấm bao gồm: “Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác”.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Thị Quyên, để giải quyết vấn đề trên, Ban Chỉ đạo 197 và lực lượng công an các phường cần phối hợp đơn vị thanh tra giao thông, quản lý đô thị để tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo trật tự văn minh đô thị. Bên cạnh đó, đơn vị điện lực cần thường xuyên kiểm tra độ an toàn của các trạm biến áp, bốt, trụ, cột điện trên địa bàn thành phố.

Đồng thời, EVNHANOI đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định của Luật Điện lực về an toàn điện để phòng tránh rủi ro và giảm thiểu các vi phạm hành lang.

Linh Chi
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Hà Nội Hà Minh Hải: 'Dữ liệu là linh hồn, cốt lõi để chuyển đổi số'

Vận tải đường bộ dự báo sẽ mở rộng vị thế hơn trong tương lai

Nhân sự 12/11: Bộ Chính trị điều động lãnh đạo; Thái Bình, Trà Vinh, Đắk Nông bổ nhiệm Giám đốc Sở

Dự báo thời tiết mới nhất ngày 13/11/2024: Bão số 8 di chuyển chậm, ít khả năng ảnh hưởng đến đất liền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/11/2024: Bão số 8 đang mạnh nhất, di chuyển chậm và đổi hướng

Tin mới nhất hôm nay 13/11: Bão số 8 giật cấp 12 gây mưa bão lớn, biển động rất mạnh

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn