Thứ hai 25/11/2024 05:44

Hà Nội: Doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp nỗ lực phòng dịch Covid-19, duy trì sản xuất

Kích hoạt mức phòng, chống dịch cao nhất, xây dựng kịch bản để chủ động ứng phó, xử lý khi có lao động mắc Covid-19, các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, cố gắng giữ vững trận địa sản xuất trước nguy cơ Covid-19 luôn sát sườn.

Phòng dịch an toàn, duy trì sản xuất

Trên địa bàn toàn huyện Thường Tín hiện có 11 cụm công nghiệp với tổng diện tích 195 ha thu hút 172 doanh nghiệp và 500 hộ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động. Hiện tại 11 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đều đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 qua đó rà soát những lao động có nguy cơ cao, chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các cụm công nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra nhắc nhở doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo khẩu hiệu "5K" của Bộ Y tế. Công tác phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp đã được triển khai nghiêm túc như: doanh nghiệp đã trang bị máy đo thân nhiệt kiểm tra người ra vào đơn vị, thực hiện công tác sát khuẩn, đeo khẩu trang tại nơi làm việc… Các bếp ăn tập thể được trang bị vách ngăn, giữ khoảng cách tối thiểu tại khu vực phục vụ ăn uống.

Sáng 16/6, Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19, do Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại một số doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Còn trên địa bàn huyện Hoài Đức có 9 cụm công nghiệp với hơn 300 doanh nghiệp và hơn 7.000 lao động với khoảng 90% là người địa phương. Để phòng chống dịch tại các cụm công nghiệp, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra do Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp tại 9 cụm công nghiệp.

Huyện cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp trên địa bàn lấy test kháng nguyên đạt 109%. Đối với các doanh nghiệp, huyện Hoài Đức yêu cầu phải thành lập tổ chống dịch, thực hiện các biệp pháp phòng dịch tại công ty, cơ sở sản xuất theo quy định của Bộ Y tế. Qua kiểm tra cho thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn đã cơ bản thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm với 126 lao động, để phòng, chống dịch Covid-19, Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (cụm công nghiệp Di Trạch, xã Di Trạch, huyện Hoài Đức) đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống Covid-19. Để công tác được triển khai thuận lợi, thông suốt, ngày 3/2/2020, Công ty đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19; ngày 15/5/2021, thành lập các “Tổ an toàn Covid-19”.

Bên cạnh đó, Công ty cũng đã triển khai cấp phát khẩu trang vải, khẩu trang y tế kháng khuẩn miễn phí cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, cung cấp đầy đủ nước rửa tay và dung dịch sát khuẩn tay khô tại cổng ra vào Công ty và tất cả các vị trí làm việc, sản xuất của Công ty. Triển khai công tác khai báo y tế bằng quét mã QR, đảm bảo việc khai báo được thường xuyên, thuận lợi cho cán bộ công nhân viên và khách ra vào Công ty.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc sản xuất kinh doanh của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Sản lượng tiêu thụ giảm nên ảnh hưởng đến việc bố trí lao động trong Công ty. Do đó, ông Nguyễn Duy Hồng- Tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Minh Dương kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa trong việc giúp đỡ, hướng dẫn các biện pháp phòng dịch tốt hơn tại Công ty, đặc biệt là được thông báo cụ thể các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng nhanh kịp thời để hỗ trợ Công ty trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Đồng thời, đề nghị các cơ quan chức năng sớm quan tâm đến việc xét nghiệm kháng nguyên cho người lao động và tổ chức tiêm vắc-xin phòng chống dịch Covid cho toàn thể người lao động của Công ty...

Ông Nguyễn Viết Tùng- Chủ tịch HĐQT Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng (cụm công nghiệp Trường An, xã An Khánh, huyện Hoài Đức) - cho biết: Công ty có 130 lao động, chủ yếu là lao động địa phương và một số ít là người lao động các tỉnh, thành phố phía Bắc. Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và gia công các sản phẩm dệt kim ở khu vực phía Bắc. Những năm qua, Công ty luôn cố gắng tìm kiếm đơn hàng để tạo việc làm ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng nặng nề, khách hàng và đơn hàng ít hơn.

Doanh nghiệp không được chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch

Với lượng người lao động tập trung lớn, nếu các khu, cụm công nghiệp xảy ra dịch Covid-19 sẽ lây lan mạnh trong công nhân lao động, khiến sản xuất ngưng trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng, tạo ra những tác động liên hoàn tiêu cực đến nền kinh tế trong nước và ngoài nước. Do đó, doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đang phải căng mình phòng, chống dịch để duy trì sản xuất.

Công nhân giữ khoảng cách khi làm việc tại Công ty Dệt kim Phú Vĩnh Hưng

Để việc phòng, chống dịch tốt hơn, tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại một số doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức ngày 16/6, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu các doanh nghiệp không được chủ quan, phải tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong các doanh nghiệp. Mỗi đơn vị sản xuất phải xây dựng các phương án, kịch bản và phối hợp với UBND huyện tiến hành diễn tập để khi có tình huống xảy ra có thể sẵn sàng ứng phó.

Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên thực hiện nghiêm việc phòng chống dịch, hạn chế tiếp xúc, bộ phận nào làm việc chỉ tiếp xúc với bộ phận đó để việc phòng dịch được hiệu quả cao. Đối với nguồn nguyên liệu nhập vào để sản xuất, các xe chở nguyên vật liệu cũng phải được khử trừng theo quy định.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu người lao động với tinh thần vì sức khỏe của mình và vì sức khỏe của cộng đồng, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, khai báo y tế... chung tay cùng doanh nghiệp, Thành phố thực hiện phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất.

Đồng thời yêu cầu các sở, ngành, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, UBND các huyện phải thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 cũng như phát triển sản xuất.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Từ câu chuyện vận chuyển vải thiều đến logistics cho nông sản

Bộ Công Thương nêu loạt giải pháp giải quyết ùn tắc tại cảng biển