Thứ bảy 10/05/2025 11:32

Hà Nội đình chỉ hàng loạt cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Theo Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng đã xử lý 1.457 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm, đình chỉ hoạt động 40 cơ sở.

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, hơn một tháng qua, các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội đã kiểm tra, giám sát 16.275 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; qua đó phát hiện 2.382 cơ sở chưa bảo đảm các điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Theo đó, cơ quan chức năng đã xử lý 1.457 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm; thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 12 cơ sở; tiêu hủy sản phẩm không đảm bảo an toàn của 254 cơ sở; đình chỉ hoạt động 40 cơ sở vi phạm.

Cơ quan chức năng đã xử lý 1.457 cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm

Cùng với thanh, kiểm tra, qua hoạt động xét nghiệm mẫu thực phẩm cũng phát hiện những tồn tại trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, trong tổng số 120 mẫu thực phẩm được xét nghiệm, có 5 mẫu không đảm bảo an toàn đối với các chỉ tiêu phân tích.

Cơ quan chức năng cũng đánh giá sàng lọc chất lượng an toàn của thực phẩm và chế độ vệ sinh dụng cụ với 18.374 mẫu, phát hiện vẫn còn 7,6% số mẫu không đạt các điều kiện an toàn. Đáng chú ý, trong số những mẫu không đạt quy định, có nhiều sản phẩm còn tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật.

Theo Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội, Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm năm 2023 đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Một số địa phương, ngành, lĩnh vực đã có nhiều cách làm mới về quản lý an toàn thực phẩm như nhân rộng tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, xây dựng các chuỗi giá trị về an toàn thực phẩm, chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được đẩy mạnh tới từng người dân.

Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cơ sở sản xuất - kinh doanh có ý thức chưa cao trong thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Thói quen tiêu dùng của người dân vẫn sử dụng thực phẩm bán rong, chưa quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nên nhiều cơ sở sản xuất chưa đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất - kinh doanh thực phẩm an toàn, khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn…

Đặc biệt, Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế. Một số địa phương chưa quyết liệt, chủ yếu vẫn là nhắc nhở nên tình trạng vi phạm vẫn còn, đặc biệt là ở tuyến xã, phường.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nam tính lại vốn đầu tư cao tốc

Ông Trần Sỹ Thanh: Báo chí là đối tác chiến lược của Thủ đô Hà Nội

Thiếu tướng Nguyễn An Phong giữ chức Chính ủy Hải quân

Khi ‘lòng xe điếu’ được chứng nhận sản phẩm gia truyền nổi tiếng quốc gia’?

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Đại biểu đề xuất đánh thuế vào một mặt hàng liên quan thói quen trăm triệu người

Mận cherry Sơn La đổ bộ Hà Nội, giá siêu rẻ

Đề xuất nhân rộng mô hình trồng lúa phát thải thấp

Đảng bộ Tiểu đoàn DK1 bước vào nhiệm kỳ mới

70 năm ngành điện Hải Phòng: Dòng điện của niềm tin và khát vọng...

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Phát động cuộc thi báo chí Tỏa sáng hào khí Cách mạng tháng Tám

Trường Sa xanh trong mắt vị tướng ngày trở lại

Vô lễ với cựu chiến binh, nam sinh Đại học Văn Lang bị kỷ luật khiển trách

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên

Thời tiết hôm nay 9/5: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 9/5/2025: Gió nhẹ, sóng êm

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt