Chủ nhật 22/12/2024 14:04

Hà Nội: Đê Yên Nghĩa sụt lún nghiêm trọng, xe trọng tải lớn vẫn vô tư lưu thông

Dù cơ quan chức năng đã cảnh báo về tình trạng đê Yên Nghĩa sạt lở, sụt lún nghiêm trọng nhưng nhiều xe trọng tải lớn vẫn vô tư lưu thông trên tuyến đê này.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, hiện nay, tại khu vực đê Yên Nghĩa, đoạn qua sông Tả Đáy (quận Hà Đông, Hà Nội), đã xuất hiện 3 điểm sụt lún, có nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Trong đó, đoạn đê từ vị trí K22+300 đến K22+350 bị hư hỏng nặng nhất, buộc chính quyền phải lập rào chắn, cấm các phương tiện giao thông lưu thông qua đoạn đê này.

Để đảm bảo an toàn, trên toàn bộ 3 điểm đê bị sụt lún, các đơn vị liên ngành đã tiến hành kiểm tra, rà soát, thông tin rộng rãi để người dân nắm được tình hình, đặt biển cảnh báo các phương tiện không đi qua khu vực xảy ra sự cố sụt lún. Lực lượng liên ngành của địa phương cũng đã tạm cấm lưu thông từ Quốc lộ 6 lên đê Tả Đáy, cấm ô tô có trọng tải từ 1,25 tấn trở lên và xe ô tô 16 chỗ trở lên.

Mặc dù vậy, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều xe trọng tải lớn vẫn thường xuyên đi qua các đoạn đê đang bị sụt lún. Riêng tại khu vực 100m, đê bị sụt lún nghiêm trọng có hàng rào chắn, các phương tiện buộc phải chuyển hướng đi xuống dưới đường ven chân đê. Tuy nhiên, do tuyến đường này nhỏ, lượng phương tiện lưu thông lớn nên thường xuyên xảy ra ách tắc.

Hiện tại, trên tuyến đê Yên Nghĩa, chính quyền đã đặt 19 biển cấm. Ngoài ra, UBND quận Hà Đông cũng đã có văn bản yêu cầu phường Yên Nghĩa phối hợp với UBND huyện Hoài Đức, Hạt quản lý đê số 14 khẩn trương xử lý sự cố.

Được biết, những năm qua, đoạn đê tả sông Đáy qua địa phận phường Yên Nghĩa đã được nâng cấp ở nhiều vị trí, tuy nhiên, vẫn có nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Ở vị trí giao với Quốc lộ 6, do đường hẹp, nên trên tuyến đường đê này thường xảy ra ách tắc giao thông. Trên mặt đường đê tiết diện khá hẹp, mặt đường lại gồ ghề, nhiều ổ gà, ổ voi tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông rất cao.

Người dân sống tại khu vực quanh đê cho biết, đây không phải là lần đầu tiên đê Yên Nghĩa xảy ra sự cố sụt lún này. Riêng trong năm 2024, đã có hai lần tuyến đê này xảy ra hiện tượng sụt lún, sạt lở, buộc cơ quan chức năng phải cắm biển cảnh báo.

Cũng theo người dân, việc nhiều xe có trọng tải lớn lưu thông qua con đê này mỗi ngày là một trong những nguyên nhân khiến tuyến đê bị xuống cấp nhanh chóng.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại tuyến đê Yên Nghĩa:

Cách đoạn đê sụt lún hơn 1km, chính quyền phường Yên Nghĩa đã cho lắp đặt biển cấm các phương tiện lưu thông trên mặt đê. Ảnh: Phong Lâm
Đoạn đê tả sông Đáy qua địa phận phường Yên Nghĩa (còn gọi là đê Yên Nghĩa) có 3 điểm sụt lún. Tại các điểm này, chính quyền đều cắm biển cảnh báo. Ảnh: Phong Lâm
Tại 2 điểm sạt lở nhẹ hơn, chính quyền đã cho đóng cọc, đắp đất, chèn bao đất để gia cố thân đê. Ảnh: Phong Lâm
Tuy nhiên, việc gia cố thân đê như thế này vẫn chỉ là giải pháp tạm thời. Ảnh: Phong Lâm
Tại khu vực 100m đê bị sụt lún nghiêm trọng nhất, chính quyền đã dựng rào chắn ngăn không cho các phương tiện đi qua. Ảnh: Phong Lâm
Tại khu vực này, nhiều đoạn đường đã bị sụt xuống rất sâu so với trước kia, tạo thành bậc, gây khó khăn cho việc lưu thông. Ảnh: Phong Lâm
Mặt đường đê gồ ghề, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Ảnh: Phong Lâm
Ông Nguyễn Duy Tiến, một người dân sống tại Tổ 1, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông cho biết, tình trạng đê bị sụt lún đã xảy ra nhiều lần. Việc nhiều xe có trọng tải lớn lưu thông qua con đê này mỗi ngày là một trong những nguyên nhân khiến tuyến đê bị xuống cấp nhanh chóng. Ảnh: Phong Lâm
Những chiếc xe có trọng tải lớn vẫn vô tư lưu thông qua đoạn đê bị sụt lún. Ảnh: Phong Lâm
Tại khu vực đê hư hỏng nặng và chính quyền dựng rào chắn, các phương tiện buộc phải đi xuống con đường chân đê. Tuy nhiên, do đường nhỏ hẹp nên thường xuyên xảy ra ách tắc. Ảnh: Phong Lâm
Phong Lâm-Tuấn Anh
Bài viết cùng chủ đề: an toàn giao thông

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024