Thứ ba 05/11/2024 19:17

Hà Nội: Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo

Theo báo cáo sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nộivề phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tổ chức sáng 19/6, thời gian qua, Thành ủy Hà Nội nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương của Trung ương về thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Theo đó, Hà Nội đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực và được Trung ương đánh giá là địa phương sớm nhất cả nước thành lập Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo đã khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ hoạt động. Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác để hoạt động của Ban Chỉ đạo đi vào nền nếp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì tại điểm cầu Thành ủy Hà Nội.

Chỉ đạo triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các chỉ đạo, kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tại các Phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.

Đồng thời, đã đưa nhiều vụ án, vụ việc vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo xử lý. Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra để phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền các cấp và đáp ứng kỳ vọng, mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy đã triển khai 4 cuộc kiểm tra, giám sát liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó Trưởng, Phó các đoàn kiểm tra, giám sát là Trưởng, Phó ban Chỉ đạo của Thành ủy về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Ban Chỉ đạo Thành ủy đã đưa 60 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Thường trực Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo đã thống nhất kết thúc theo dõi, chỉ đạo 9 vụ án, vụ việc. Đến nay, còn chỉ đạo xử lý 51 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Cấp ủy các đảng bộ trực thuộc đã kiểm tra đối với 1.722 lượt khi có dấu hiệu vi phạm đối với 13 tổ chức đảng và 12 đảng viên có liên quan. Đã hoàn thành 9/13 cuộc kiểm tra và qua kiểm tra phải thi hành kỷ luật 3 tổ chức đảng và 10 đảng viên.

Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ Thành phố đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 142 lượt tổ chức đảng và 360 đảng viên; kết luận 53 tổ chức đảng và 204 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 11 tổ chức đảng và 147 đảng viên. Cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra cấp ủy trực thuộc thi hành kỷ luật 22 tổ chức đảng và 1.262 đảng viên.

Các cơ quan hành chính của Thành phố triển khai 497 cuộc thanh tra. Qua thanh tra đã phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 99,13 tỷ đồng; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm đối với 76 tập thể và 145 cá nhân.

Thành phố đã khởi tố, điều tra 70 vụ án

Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, các sở, ngành đã phát hiện và xử phạt 81,822 tỷ đồng đối với các trường hợp vi phạm hành chính. Các sở, ngành, đơn vị, địa phương đã chuyển 170 vụ án, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng đến cơ quan điều tra.

Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố đã khởi tố, điều tra 70 vụ án/267 bị can phạm tội về tham nhũng, tiêu cực; truy tố 37 vụ án/83 bị can; xét xử sơ thẩm 32 vụ/192 bị cáo về các tội tham nhũng, tiêu cực.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự kinh tế, tham nhũng, chức vụ. Tài sản đã thu hồi ở giai đoạn điều tra, truy tố 25.148.832.720 đồng. Chủ động, kịp thời xác minh tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị 4.853.001.438 đồng. Cơ quan Thi hành án dân sự đã thi hành xong 92 việc, thu hồi được 969.842.850.000 đồng.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục tập trung triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Đặc biệt là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Tập trung xây dựng, hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ; các quy chế, quy trình xử lý công việc tại các cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để không tạo kẽ hở, dễ lợi dụng và giám sát việc thực thi pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực của các cấp chính quyền.

Tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, nhất là thanh tra công vụ, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Tập trung chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng ở Thành phố đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm; những vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Thành ủy chỉ đạo, giải quyết.

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 15 Chuyên đề theo Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy đã đề ra. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án số 56-ĐA/TU ngày 25/11/2019 của Thành ủy...

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương