Hà Giang: Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Phát huy thành quả từ quá trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hà Giang đang phấn đấu xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao với nhiều tiêu chí vượt trội.
Hà Giang: Nắm bắt thời cơ, tận dụng cơ hội, đưa kinh tế xã hội địa phương “về đích” Hà Giang: Hiệu quả cao nhờ xây dựng nông thôn mới

Nhiều giải pháp mới

Phương Thiện là xã nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố, tổng diện tích đất tự nhiên là 3.273,7 ha với tổng số hộ 1028 hộ, dân số 4306 người. Là đầu tiên của tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhưng ngay sau đó Đảng bộ, chính quyền, nhân dân toàn xã tiếp tục đoàn kết, quyết tâm, tranh thủ thời cơ, cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng vào cuộc bắt tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, thực hiện chương trình một cách có hiệu quả.

Hà Giang: Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Phiên họp Thẩm định xã Phương Thiện, TP. Hà Giang đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thu nhập của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đạt 43,15 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ còn 0.92%; 100% đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 97% đường giao thông liên thôn, ngõ, xóm sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm cho người dân…

Số người trong độ tuổi lao động có việc làm đạt 97%; công tác vệ sinh môi trường được đảm bảo, 100% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; tình hình an ninh nông thôn luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Để có được kết quả này, Đảng bộ xã Phương Thiện đã ra Nghị quyết chuyên đề về nông thôn mới, thành lập ban chỉ đạo và các ban, phân công cán bộ thực hiện, phát huy nội lực trong nhân dân, tranh thủ các ngồn vốn để thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đặt ra.

Ông Lê Thái Hưng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Để hoàn thành kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm 2020-2021, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao và tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ ban hành Nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng cảnh quan, môi trường, thực hiện nếp sống mới. Phân công các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các lĩnh vực và từng thôn bản triển khai thực hiện.

Ngoài việc ban hành các nghị quyết, chuyên đề, UBND xã cũng đã cụ thể hóa hành động theo từng phần việc. Theo đó, xã đã tập trung vào các tiêu chí còn yếu: cơ sở hạ tầng đường làng ngõ xóm, hệ thống kênh mương thủy lợi, xây dựng, nâng cấp cơ quan, trụ sở; phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân...

Cùng với việc tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, Phương Thiện còn phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế nông nghiệp, chủ động xây dựng nhiều mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Phát động các phong trào thi đua tại các thôn bản với những nội dung cụ thể như: Phong trào cải tạo vườn, đồi tạp; chương trình thắp sáng đường làng… Từ đó, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp và được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng thực hiện.

Hà Giang: Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Cùng với xã Phương Thiện, nhiều địa phương khác của tỉnh Hà Giang đang phấn đấu để đạt tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Hà Giang đặt mục tiêu: xây dựng 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; tăng thêm 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 82 xã. Để thực hiện mục tiêu đề ra, tỉnh Hà Giang chỉ ra 11 giải pháp để xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững. Trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp: Nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá.

Ban hành tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao

Hiện thực hóa mục tiêu trên, mới đây, tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1175/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025.

Quyết định quy định cụ thể xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, gồm: là xã đạt chuẩn nông thôn mới, đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Quy hoạch; Giao thông; Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; Điện; Giáo dục; Văn hóa; Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; Thông tin và Truyền thông; Nhà ở dân cư; Thu nhập; Nghèo đa chiều; Lao động; Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; Y tế; Hành chính công; Tiếp cận pháp luật; Môi trường; Chất lượng môi trường sống; Quốc phòng và An ninh.

Trong đó, về tiêu chí quy hoạch có các nội dung: có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch; Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Tiêu chí giao thông gồm các nội dung: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định; Tỷ lệ đường thôn và đường liên thôn: Được cứng hóa và bảo trì hàng năm; Có các hạng mục cần thiết theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Về tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, năm 2022 yêu cầu đạt từ 47 triệu đồng/người/năm, năm 2023 đạt từ 51 triệu đồng/người/năm, năm 2024 đạt từ 55 triệu đồng/người/năm, năm 2025 đạt từ 58 triệu đồng/người/năm.

Hà Giang: Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
Mô hình trang trại chăn nuôi của HTX Doanh Trang- Huyện Yên Minh

Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định; Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn; Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm; Ứng dụng chuyển đổi số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã; Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử; Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng; Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội; Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

Với quyết định này, hy vọng các mục tiêu về xã nông thôn mới nâng cao của Hà Giang sẽ sớm “về đích”.

Xuân lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Xem thêm