Thứ bảy 28/12/2024 15:44

Hà Giang: Nỗ lực rà phá bom mìn để trả lại mặt bằng sạch tuyến biên giới

Thời gian qua, Hà Giang tích cực thực hiện rà phá bom mìn trên tuyến biên giới để trả lại mặt bằng sạch cho người dân và tạo đà cho phát triển kinh tế.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã thực hiện công tác rà phá được hơn 13.000 ha đất, hiện vẫn còn khoảng 77.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn, trong đó có gần 20.000 ha đất bị ô nhiễm nặng.

Theo Thượng tá Trần Huy Thục, Trưởng ban Công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang: Hiện nay, diện tích bị ô nhiễm bom mìn nằm trên những điểm cao, hiểm trở, do đó công tác rà phá, làm sạch vật cản là nhiệm vụ đầy thách thức, hiểm nguy. Với tinh thần trách nhiệm, các đơn vị công binh đã huy động hàng trăm nghìn ngày công lao động để truy tìm, rà phá, thu gom, phân loại và xử lý thành công hàng chục tấn bom mìn, vật liệu nổ tại các huyện biên giới, trọng tâm là tại tuyến biên giới Vị Xuyên.

Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang luôn nỗ lực rà phá bom mìn để trả lại mặt bằng sạch tuyến biên giới

Trong giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã triển khai dự án "Rà phá bom mìn, vật nổ phục vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ". Ðể đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 đã huy động 8 đơn vị với hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ tham gia. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành với hơn 1.700 ha đất tại các điểm cao thuộc các xã Thanh Ðức, Thanh Thủy, Xín Chải (huyện Vị Xuyên). Giai đoạn 2 của dự án đang thực hiện rà phá 1.500 ha; trong đó, xã Minh Tân (huyện Vị Xuyên) 1.130 ha, xã Nghĩa Thuận 170 ha, xã Tả Ván (huyện Quản Bạ) 200 ha.

Đến tháng 3/2024, hơn 60% diện tích đã được hoàn thành công tác rà phá bom mìn. Dò tìm và thu được hơn 15.000 vật liệu nổ như: Đạn pháo cối; đạn M79; cùng các loại vật liệu nổ khác. Có 3/8 đơn vị đã hoàn thành diện tích rà phá bom mìn và vật liệu nổ với diện tích hơn 620 ha. Dự kiến cuối năm 2024, các đơn vị sẽ hoàn thành rà phá bom mìn, vật liệu nổ theo kế hoạch.

Còn theo Đại tá Lê Anh Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang: Những năm qua, đơn vị đã lựa chọn lực lượng cán bộ, nhân viên chuyên môn đi tập huấn nhằm đảm bảo nắm vững chuyên môn, kỹ thuật, kỹ năng rà phá an toàn tuyệt đối. Đứng trước những khó khăn như địa hình, thời tiết, bom mìn dày đặc tại các điểm cao có yếu tố chiến thuật, cũng như hang sâu, không có bản đồ theo dõi…, cán bộ, chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang nói chung và lực lượng Công binh nói riêng sẽ tập trung cao nhất, phát huy tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

"Chiến tranh đã lùi xa, nhưng chúng tôi không bao giờ quên những mất mát, hy sinh và những nỗi đau do cuộc chiến để lại. Do đó, chúng tôi luôn triển khai, huy động mọi nguồn lực để rà phá bom mìn; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ, để sớm đưa hài cốt các anh hùng liệt sĩ về yên nghỉ tại nghĩa trang, cũng như tạo sinh kế cho người dân an tâm lao động sản xuất", Đại tá Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.

Có thể thấy, việc khắc phục hậu quả bom, mìn sau chiến tranh là công việc nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, là nhiệm vụ chiến đấu giữa thời bình. Trải qua cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, hiện lượng bom mìn, vật cản trên một số khu vực, nhất là khu vực gần các điểm cao chiến lược với mật độ lớn hiện chưa được rà phá trên địa bàn tỉnh Hà Giang lên đến hàng chục nghìn hécta. Thời gian qua, với sự nỗ lực không quản ngại khó khăn của cán bộ, chiến sĩ công binh, hàng nghìn hécta đất đã được đơn vị rà phá sạch bom mìn và bàn giao cho các địa phương. Từ khi đất sạch mìn, đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới đã đến dựng nhà mới, sử dụng đất sạch để trồng ngô, lúa tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tỉnh bước ra khỏi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc sau cùng của cả nước. Trải qua cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới những năm 1979 - 1989 đầy khốc liệt, toàn tỉnh có khoảng 90.000 ha đất bị ô nhiễm bom mìn, chủ yếu là các xã biên giới thuộc các huyện Vị Xuyên, Yên Minh, Quản Bạ.
Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: ô nhiễm bom mìn

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán