Thứ sáu 08/11/2024 21:29

Hà Giang: Hàng Việt chinh phục vùng khó khăn

Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới là một trong những hoạt động trọng tâm của Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" (CVĐ) khi triển khai trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 10 năm qua, hàng chục phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã được tổ chức ở khắp các huyện trong tỉnh.
Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới thu hút đông bà con đến mua sắm

Cuối tháng 7 vừa qua, phiên chợ Đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, biên giới của huyện Mèo Vạc đã được Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương (Sở Công Thương Hà Giang) phối hợp với UBND huyện Mèo Vạc triển khai. Dù được tổ chức ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng phiên chợ đã có sự tham gia của đông đảo DN. 100% hàng hóa giới thiệu, trưng bày tại phiên chợ đều có xuất xứ Việt Nam, được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường và bảo đảm chất lượng tốt.

Không chỉ thu hút người dân bằng các sản phẩm chất lượng mà các phiên chợ còn đặc biệt hấp dẫn nhờ những chương trình quảng bá được thực hiện rầm rộ. Do đó, nhiều người dân mặc dù phải đi một quãng đường rất dài nhưng vẫn vui vẻ đến phiên chợ. Các mặt hàng được chọn mua nhiều là thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo, văn phòng phẩm… Chỉ trong 3 ngày diễn ra phiên chợ, lượng hàng hóa được tiêu thụ rất lớn, giá trị hàng trăm triệu đồng.

Sở Công Thương Hà Giang cho biết, 10 năm qua, hàng chục phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới đã được tổ chức ở khắp các huyện trong tỉnh, giúp đưa hàng Việt chất lượng về với người tiêu dùng, kể cả ở những vùng khó khăn.

Điểm thuận lợi của các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi là UBND các huyện luôn tạo điều kiện, quan tâm đến chương trình và đây đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đặc biệt, qua mỗi phiên chợ, ngày càng thu hút đông đảo bà con đến tham quan, mua sắm, bước đầu tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước.

Để CVĐ thực sự hiệu quả, những năm tiếp theo, cùng với các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, tỉnh Hà Giang sẽ phát huy tính quyết liệt, hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước để hạn chế tối đa nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm thúc đẩy sản xuất, cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả các hoạt động bình ổn thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá theo quy định của nhà nước, bảo đảm ổn định về sinh hoạt và tiêu dùng cho nhân dân.

Tỉnh cũng chỉ đạo các ngành liên quan đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm nội địa sạch, an toàn; phát triển bền vững; tăng cường liên kết theo chuỗi, phát triển hệ thống phân phối, kết nối cung - cầu hàng hóa, tăng sức cạnh tranh và phát triển mạnh các sản phẩm nghề truyền thống, sản xuất và tiêu thụ nhiều mặt hàng nông sản của Hà Giang.

Trong những tháng cuối năm 2019, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương Hà Giang sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các phiên chợ về vùng sâu, vùng xa, đặc biệt trong dịp Tết.
Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Quảng Ninh: Lan toả hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa

Hà Nội: 150 gian hàng tham gia Lễ hội Thương hiệu sản phẩm thời trang Việt năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Tinh hoa đường phèn xứ Quảng

Mở rộng thị trường, gia tăng nội lực hàng Việt

Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024 có gì đặc biệt?

Ninh Bình: Sức mua của người tiêu dùng với hàng Việt Nam ngày càng tăng cao

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam: Chìa khoá cạnh tranh với hàng nhập ngoại

Quảng Ninh: 30 gian hàng tiêu chuẩn tại Tuần hàng Việt về huyện Ba Chẽ năm 2024

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Phú Yên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

Trà Vinh đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Đồng Nai: Mở rộng kênh phân phối hàng Việt

Phú Thọ: Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”