Thứ bảy 28/12/2024 18:54

GRDP của Đồng Nai giữ vững nhịp tăng truởng trong 6 tháng đầu năm 2023

GRDP của Đồng Nai đạt hơn 115,9 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,01% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng của cả nước (cả nước tăng 3,72%).

GRDP của Đồng Nai đã giữ vững nhịp tăng trưởng ổn định theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Đồng Nai khoá X nhiệm kỳ 2021-2026, về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2023 tăng 3,01% so cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng tăng 4,02%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 2,6%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước tăng 3%. Các ngành sản xuất công nghiệp chủ lực gặp khó khăn, hầu hết tăng trưởng thấp so cùng kỳ nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động chung của toàn ngành.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, vẫn có một số ngành công nghiệp giữ vững nhịp tăng trưởng tốt như: Sản xuất đồ uống tăng 4,17%; sản xuất chế biến thực phẩm 5,39%; may mặc tăng 4,5%; sản xuất hóa chất tăng 3,39%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 6,22%… một số ngành sản xuất khác như: sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,26…

Về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tương đối ổn định. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,65% so cùng kỳ. Hoạt động chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát tốt. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 10,46 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 7,8 tỷ USD; giá trị xuất siêu trên địa bàn tỉnh đạt trên 2,66 tỷ USD

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn trong bối cảnh kinh tế dần hồi phục sau đại dịch và sức mua dần tăng trở lại, doanh thu bán lẻ - dịch vụ tăng, giá các mặt hàng thiết yếu không có biến động nhiều, nguồn cung rau, quả - thực phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Các đơn vị kinh doanh tiếp tục mở rộng thị trường giao thương hàng hóa. Các cửa hàng, hệ thống siêu thị, cửa hàng điện máy, siêu thị tiện ích triển khai kích cầu tiêu dùng bằng nhiều hình thức như giảm giá, khuyến mãi các mặt hàng tiêu dùng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 127.330,07 tỷ đồng, tăng 14,29% so cùng kỳ, trong đó doanh thu bán lẻ ước đạt 92.875,62 tỷ đồng, tăng 11,38% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có mức tăng cao hơn mức tăng chung đó là hàng may mặc tăng 44,43%; đồ dùng, dụng cụ, thiết bị gia đình tăng 14,01%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 23,7%; xăng dầu các loại tăng 11,48%;...

Nguyên nhân so với cùng kỳ tăng khá là do 6 tháng đầu năm 2022 mặc dù tình hình dịch bệnh đã được khống chế và kiểm soát nhưng với tâm lý còn lo sợ dịch bệnh của người dân nên nhiều hoạt động vẫn chưa trở lại bình thường như thời điểm trước dịch làm cho doanh thu một số ngành dịch vụ đạt rất thấp. Do đó bước sang năm nay các hoạt động bình thường, ổn định lại nên tăng cao.

Thêm vào đó, ngành Công Thương tỉnh tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua: Kích thích tiêu dùng; đẩy mạnh áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động lưu thông, phân phối hàng hóa, tập trung phát triển thị trường nội địa, mở rộng mạng lưới phân phối bán buôn, bán lẻ và đa dạng nhiều hình thức, hàng hóa, dịch vụ… đã góp phần tăng doanh thu ngành thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

Về hoạt động lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành: Dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 6 tháng năm 2023 ước đạt 12.281,28 tỷ đồng, tăng 22,96% so cùng kỳ, trong đó: Doanh thu lưu trú tăng 66,7%; doanh thu dịch vụ ăn uống tăng 22,59%; doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng ước đạt 33,2 tỷ đồng, tăng 233,15% so cùng kỳ. Nguyên nhân tăng cao do cùng kỳ năm trước là thời điểm ngành du lịch còn gặp khó khăn do dịch Covid-19 mới được kiểm soát, các cơ sở kinh doanh du lịch bắt đầu tổ chức trở lại để phục vụ nhu cầu du lịch người dân. Bước sang năm 2023 ngành du lịch được khôi phục và phát triển, trong đó Nghị quyết số 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, du lịch Đồng Nai đã có những bước phục hồi và phát triển.

Đối với thu hút đầu tư trong nước tính từ đầu năm đến ngày 30/6/2023 (chưa bao gồm các dự án trúng đấu giá, đấu thầu) đạt khoảng 2.288,2 tỷ đồng, gấp 4,18 lần so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 đạt 546,6 tỷ đồng). Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 678,47 triệu USD, tăng gần 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và bổ sung tăng vốn hơn 29,1 nghìn tỷ đồng, bằng 73,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù 6 tháng đầu năm 2023, Đồng Nai vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định, nhưng để đạt được mục têu tăng trưởng kinh tế 7,5% theo nhiệm vụ của tỉnh Đồng Nai đặt ra trong năm 2023, các cấp, các ngành, doanh nghiệp cần tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người lao động thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững