Thứ tư 13/11/2024 02:41

Gốm cổ Bát Tràng, câu chuyện lịch sử hình thành và hành trình hoàn thiện

39 hiện vật gốm được trưng bày trong chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã kể câu chuyện lịch sử hình thành cùng hành trình hoàn thiện.

Lịch sử hình thành Gốm cổ Bát Tràng

Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, trong đó Bảo tàng Lịch sử quốc gia, TP. Hà Nội giới thiệu tới công chúng sưu tập hiện vật độc đáo, đặc sắc Gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XX để công chúng trong nước, bạn bè quốc tế có dịp thưởng thức bộ sưu tập gốm cổ vô cùng phong phú, có giá trị mỹ thuật cao.

Gốm cổ Bát Tràng, bộ sưu tập gốm cổ có giá trị mỹ thuật cao

Đến tham quan và tìm hiểu Gốm cổ Bát Tràng chúng ta hiểu thêm phần nào lịch sử hình thành cùng hành trình hoàn thiện, phát triển nghệ thuật làm gốm của làng nghề cổ truyền trên đất Thăng Long - Hà Nội.

Du khách tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển Gốm cổ Bát Tràng

“Gốm cổ Bát Tràng” được trưng bày tổ chức thành 4 nội dung. Trong đó phần lịch sử hình thành, dựa trên kết quả khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện Khảo cổ học và các cơ quan nghiên cứu quanh khu vực làng cổ Bát Tràng, với những di tích, di vật có niên đại kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIX - XX, đặc biệt là các tầng văn hóa có niên đại thế kỷ IX - X và thế kỷ XIII - XIV, trong đó, số lượng lớn là các đồ gia dụng như bát, đĩa, âu, ống nhổ... cho thấy nơi đây là một vùng sản xuất gốm cổ có quy mô lớn.

Đa số các hiện vật là các đồ gia dụng

Bảy thế kỷ làm nghề của làng gốm Bát Tràng tiếp tục được kể lại một cách sâu sắc tại các nội dung chuyên để “Gốm cổ Bát Tràng”: Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV; Gốm Bát Tràng thế kỷ XV-XVIII và Gốm Bát Tràng thế kỷ XIX-XX, với những tác phẩm gốm tiêu biểu, được lựa chọn theo từng thời kỳ phát triển của làng.

Những tác phẩm gốm tiêu biểu, được lựa chọn theo từng thời kỳ phát triển

Chẳng hạn Gốm cổ Bát Tràng thế kỷ XIV có đại diện là thạp hoa nâu đắp nổi hình rồng tô men nâu và vẽ men chàm mờ, đĩa hoa lam…, thể hiện giai đoạn sản xuất chủ yếu đồ dùng từ gốm men trắng, men ngọc, men nâu và "men tiền lam"; trong đó "men tiền lam" là dòng gốm sử dụng kỹ thuật vẽ màu lam bằng bút lông dưới lớp men màu trắng bóng. Từ một kỹ thuật thô sơ, “men tiền lam” nhanh chóng đạt đến trình độ xuất sắc, hoàn thiện về công nghệ, kỹ thuật trong thế kỷ tiếp theo, đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu gốm sứ đương thời.

Giao thương và sự phát triển của Gốm cổ Bát Tràng

Từ thế kỷ XV-XVIII Gốm Bát Tràng đánh dấu giai đoạn phát triển mạnh mẽ mối quan hệ giao lưu thương mại giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, trong đó đồ Gốm Bát Tràng thời đó là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo điều kiện cho nghề sản xuất gốm ở Việt Nam nói chung và Bát Tràng nói riêng phát triển vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng.

Mô hình ngôi nhà men nâu thế kỷ 17

Với xu thế chung, Bát Tràng trở thành trung tâm sản xuất mang tính chuyên môn hóa, với nhiều chủng loại đồ gốm đạt đến trình độ kỹ, mỹ thuật cao thể hiện qua các sản phẩm nổi tiếng: Gốm hoa lam, gốm chạm, đắp nổi, gốm men nhiều màu, gốm men rạn...

Sản phẩm Gốm Bát Tràng được giao thương với nhiều nước trên thế giới

Sự phát triển của Gốm Bát Tràng kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII, khi những biến động lịch sử của quốc tế và trong nước khiến các trung tâm sản xuất gốm xuất khẩu ở Việt Nam dần lụi tàn. Gốm Bát Tràng cũng bị ảnh hưởng nhưng vẫn duy trì được sức sống bền bỉ nhờ có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong nước với những đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí và đồ kiến trúc rất cần thiết cho mọi tầng lớp xã hội.

Bình vôi vẽ lam và cặp đế chậu men rạn thế kỷ 19

Thế kỷ XIX-XX, bên cạnh các đề tài truyền thống, đồ gốm Bát Tràng thời kỳ này còn xuất hiện các đề tài theo các điển tích "Ngư ông đắc lợi", "Tô Vũ chăn dê", "Tam quốc chí", "Bát tiên quá hải"… để chiều theo thị hiếu gốm sứ Trung Quốc của một bộ phần người dùng. Tuy nhiên, việc thể hiện các đề tài vẫn đạt được hiệu quả riêng biệt nhờ các thủ pháp truyền thống và tri thức sáng tạo của người thợ gốm Bát Tràng mà hiện vật tiêu biểu cho giai đoạn này là cặp đế chậu men rạn vẽ lam, đề tài Long Mã - Hà Đồ, Thần Quy - Lạc Thư; hũ men rạn vẽ lam, đề tài sơn thủy…

Hũ men rạn vẽ lam - Niên đại, niên hiệu Gia Long (1802-1819)

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia - ông Nguyễn Viết Đoàn cho biết: Bát Tràng là trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng, có lịch sử lâu đời nằm bên tả ngạn sông Hồng, phía Bắc kinh thành Thăng Long xưa. Nơi đây đã từng sản xuất nhiều loại hình gốm, sứ đặc sắc và quý hiếm, được ưa chuộng, sử dụng phổ biến từ làng quê chốn cung đình, từ đồ thờ tự dân gian đến vật phẩm ngoại giao. Kế thừa truyền thống với những sắc thái riêng biệt, Gốm Bát Tràng đã tồn tại qua những gia đoạn lịch sử khó khăn và phát triển đến ngày hôm nay, trở thành bảo tàng sống động về gốm nói riêng và lịch sử, văn hóa Việt Nam nói chung. Với lịch sử lâu đời hội tụ những tinh hoa đặc sắc văn hóa dân tộc, Gốm Bát Tràng trở thành đối tượng nghiên cứu, sưu tầm qua nhiều thời kỳ và hình thành nên bộ sưu tập quý giá Gốm cổ Bát Tràng.

Với 39 hiện vật được trưng bày trong chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng”, Bảo tàng Lịch sử quốc gia mong muốn giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước một bộ sưu tập gốm men phong phú, có giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật cao, từ đó giúp công chúng hiểu sâu sắc, trân trọng hơn những giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử dân tộc. Trưng bày chuyên đề “Gốm cổ Bát Tràng” diễn ra đến tháng 9/2023.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Dự báo mới nhất diễn biến cơn bão số 7 Yinxing và bão Toraji, ngày mai bão Toraji giảm cường độ

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54