Chủ nhật 22/12/2024 17:30

Góc nhìn mới về thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Mục tiêu của Chính phủ về giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc và tăng thu ngân sách nhưng tăng lên bao nhiêu để hài hòa các mục tiêu của quốc gia là điều cần cân nhắc.

Theo các chuyên gia nhìn nhận, nếu thuế tăng sốc thì thuốc lá lậu cũng tăng theo, lúc đó các mục tiêu của Chính phủ về giảm thiểu tỉ lệ hút thuốc và tăng thu ngân sách sẽ không được đảm bảo. Góc nhìn này được các bên đưa ra tại Hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa được tổ chức mới đây tại Hà Nội nhằm tham vấn cho các nhà làm luật khi thiết kế chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá.

Đa số người tiêu dùng tìm đến thuốc lá lậu do giá rẻ hơn thuốc lá hợp pháp, trong đó 80-90% số lượng thuốc lá lậu thuộc vào hai nhãn Jet và Hero có hàm lượng tar và nicotine rất cao. Ảnh: Tuệ Minh

Các số liệu thực tế cũng như các mô hình đánh giá tác động của việc tăng thuế được đưa ra phân tích tại hội thảo đã giúp các bên liên quan có một góc nhìn khác về mối liên hệ “nhân - quả” giữa việc tăng thuế và số lượng thuốc lá lậu, với khẳng định rằng việc tăng thuế cao đột ngột sẽ làm tăng lượng tiêu thụ thuốc lá lậu trên thị trường và gây thất thoát lớn cho nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Thuốc lá lậu ước lượng chiếm 13 - 15% tổng sản lượng toàn Việt Nam

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), đưa ra bức tranh về sản lượng thuốc lá nhập lậu vẫn đang diễn ra song hành với thuốc lá hợp pháp một cách phức tạp, tinh vi tại nội địa. Thuốc lá lậu ước lượng chiếm 13 - 15% tổng sản lượng toàn Việt Nam (tương đương 4,8 - 5 tỷ bao).

Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), cũng cho biết, trong giai đoạn 5 năm 2019-2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 59.637 vụ buôn lậu thuốc lá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều tổ chức, cá nhân, tịch thu nhiều phương tiện vận chuyển. Tổng số thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ là 37,5 triệu bao, số lượng bị tiêu hủy là 22,1 triệu bao.

Ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế, Tổng cục Quản lý thị trường nhấn mạnh, việc buôn lậu, kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Tuệ Minh

Đặc biệt, theo ông Kiều Dương, với việc phát triển mạnh mẽ của Internet, các trang mạng xã hội khiến việc mua hàng online trở nên phổ biến nên người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận nguồn hàng lậu.

Bên cạnh yếu tố khách quan như vùng biên giới rộng, các quốc gia lân cận không có chính sách phòng, chống thuốc lá lậu kiên quyết như Việt Nam, thì lợi nhuận buôn lậu thuốc lá là rất lớn, lớn hơn cái giá mà người buôn lậu phải trả nếu như bị phát hiện và xử phạt. Lợi nhuận từ thuốc lá lậu quá cao lên đến 400% do không phải chịu thuế nên người bán vẫn bất chấp.

Các chuyên gia cũng cho hay, hệ thống tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu đã được xây dựng và có lộ trình từ 2006 đến nay (từ 55% lên 75% với mức tăng 5%/lần và thời gian giãn cách giữa các lần điều chỉnh tăng là 3-4 năm/lần) và có “mối liên hệ mật thiết” với tăng thuốc lá lậu.

Nhìn lại lịch sử tăng thuế tại nước ta sẽ thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa việc tăng thuế và tăng thuốc lá lậu.

Năm 2016, Việt Nam tăng thuế từ 65% lên 70% dẫn đến số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ 6,8 triệu bao vào năm 2016 lên gần 7,5 triệu bao trong năm 2017.

Năm 2019, khi tăng thuế từ 70% lên 75%, số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ gần 1,4 triệu bao trong năm 2019 lên hơn 5,1 triệu bao vào năm 2020 và lên gần 6,6 triệu bao ở năm 2021.

Cần thực tế hơn về lộ trình, mức tăng thuế và thuốc lá lậu

Trong thời gian qua, ngành thuốc lá hợp pháp đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế và an ninh xã hội tại Việt Nam, khi nộp ngân sách Nhà nước hơn 100.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2023, tạo ra hàng triệu công ăn việc làm và đặc biệt không tạo ra cú sốc tăng giá thuốc lá hợp pháp một cách đột ngột, hạn chế người tiêu dùng chuyển sang dùng thuốc lá nhập lậu có giá rẻ hơn, từ đó kìm hãm sự gia tăng của thuốc lá nhập lậu.

Nói thêm về mức tăng thuế trong thời gian qua, bà Đinh Thị Quỳnh Vân - Chủ tịch PwC Việt Nam - đưa ra nhận định: “Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc cải cách thuế và đặc biệt thuế tiêu thụ đặc biệt ở thuốc lá. Tuy nhiên mức tăng thuế của chúng ta không tăng nhanh như đề xuất lần này của dự thảo”.

Nếu thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá tăng quá nhanh theo 2 phương án của Bộ Tài chính, sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực, Chủ tịch của PwC Việt Nam đã trình bày kịch bản có thể xảy ra nếu thực hiện các phương án mà Bộ Tài chính đề xuất.

Theo đó, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể sẽ giảm hơn 70% vào năm 2030 so với hiện tại, thuốc lá lậu có thể tăng lên 50 tỷ điếu vào năm 2030, thất thu từ thuốc lá lậu có thể lên đến 40 nghìn tỷ đồng vào năm 2030 so với mức 5-6 nghìn tỷ đồng hiện tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và rủi ro nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa, kéo theo việc làm của người lao động tại các nhà máy thuốc lá, nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu và các nhà phân phối, nhà bán lẻ chịu tác động tiêu cực.

Đồng thời, mô hình phân tích của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) cũng đưa ra kịch bản tương tự với PwC: Sản lượng hợp pháp giảm mạnh, thuốc lá lậu lại tăng lên nhanh chóng khi điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá theo đề xuất hiện nay.

Cụ thể, ở cả 2 phương án tăng thuế của Bộ Tài chính, sản lượng thuốc lá hợp pháp đều giảm mạnh vào năm 2030: Thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế.

Ngược lại, lượng thuốc lá lậu sẽ tăng mạnh ở cả 2 phương án tăng thuế mà Bộ Tài chính đề xuất. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025.

Nhiều bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á cho thấy, việc tăng thuế cao và đột ngột sẽ tạo cơ hội cho thuốc lá chiếm lĩnh thị trường, không hỗ trợ được các quốc gia đạt mục tiêu tăng thu thuế cũng như giảm tỷ lệ hút thuốc lá. Thay vào đó, làm trầm trọng thêm vấn đề buôn lậu thuốc lávốn đã phức tạp, các hiệu ứng dây chuyền tiêu cực trên thị trường thuốc lá như tiếp tục mất nguồn thu, đóng cửa các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp và gây mất công ăn việc làm của hàng trăm nghìn người lao động.

Điển hình như Malaysia, sau khi tăng thuế vào giai đoạn 2014-2015, sản lượng thuốc lá hợp pháp giảm 55% chỉ sau 5 năm, thuốc lá lậu chiếm 65% thị phần vào năm 2020, gây thất thoát 5,1 tỷ RM tiền thuế, thu ngân sách sau tăng thuế giảm so với thời điểm trước tăng thuế trong khi đó tổng lượng tiêu thụ thuốc lá lại tăng 5% sau khi tăng thuế và 3 nhà sản xuất thuốc lá lớn đã đóng cửa các nhà máy tại quốc gia này.

Có thể nói, một khi rơi vào tình trạng thuốc lá lậu chiếm lĩnh thị trường, ngành thuốc lá hợp pháp chứng kiến sự suy giảm mạnh, ngân sách Nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng do tăng thuế sốc, việc giải quyết những hệ quả tiêu cực này là không hề đơn giản.

Một chính sách thuế hợp lý sẽ giúp đạt được một cách hài hòa mục tiêu của Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng, nhưng cũng giúp đảm bảo sự ổn định trong thu ngân sách Nhà nước, hạn chế sự gia tăng đột biến của thuốc lá lậu, từ đó bảo vệ và hỗ trợ ngành thuốc lá nội địa chuyển đổi sang cơ cấu sản phẩm có giá bán cao hơn, chất lượng tốt hơn, ít độc hại hơn.

Có phải chăng, cơ quan quản lý Nhà nước nên tham khảo những bài học quốc tế và các phân tích để thực hiện từng bước với mức độ vừa phải và có tính định hướng dài hạn để đưa ra chính sách tăng thuế hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: thuốc lá nhập lậu

Tin cùng chuyên mục

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Đề xuất rút ngắn quy trình niêm yết chứng khoán xuống 30 ngày