Thứ ba 13/05/2025 15:04
Phiên họp 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Giám sát đầu tư dự án sân bay Long Thành, đường Vành đai 4, cao tốc Bắc - Nam

Giám sát thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia: Dự án sân bay Long Thành; đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Sáng 18/8, tại Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về: Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Cụ thể, dự án Sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát

Trình bày dự thảo Kế hoạch giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, mục đích kế hoạch giám sát chi tiết nhằm đánh giá toàn diện, khách quan kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành văn bản, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia.

Đồng thời, kịp thời xử lý hoặc đề xuất phương án xử lý những tồn tại, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai các dự án quan trọng quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án.

Đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong thời gian tới và trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) để hoàn thành tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

Căn cứ các văn bản hiện hành của Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành, ông Lê Quang Mạnh cho hay, nội dung giám sát tập trung vào: Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết số 43/2023/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia (Dự án Sân bay Long Thành; các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1).

Về đối tượng giám sát gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Về phạm vi giám sát, việc thực hiện Nghị quyết số 43/2023/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 và các thời kỳ trước, sau có liên quan trên phạm vi cả nước; việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia nêu trên: Từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 và các thời kỳ trước, sau có liên quan theo từng dự án cụ thể.

Đoàn giám sát dự kiến giám sát trực tiếp tại các Bộ, ngành, địa phương: Bộ, ngành (8 đơn vị) gồm: Các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan: Kiểm toán nhà nước, Ngân hàng nhà nước. Đoàn giám sát sẽ mời các cơ quan này làm việc tại Nhà Quốc hội.

Địa phương (10 tỉnh, thành phố) gồm: Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Cần Thơ, Sóc Trăng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoàn giám sát giám sát trực tiếp tại địa phương trên thực địa và qua báo cáo giám sát.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Áp thuế suất 2% doanh thu: Gánh nặng vô tình rơi vào ai?

Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

Phân cấp mạnh cho địa phương, minh bạch quản lý khoáng sản

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Tổng thống Belarus chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế cho công nghiệp hóa chất

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68