Giải pháp nào để phát triển chế biến sâu nông sản tỉnh Đắk Nông?

Công nghệ chế biến sâu đối với các sản phẩm nông nghiệp là vấn đề mà tỉnh Đắk Nông rất quan tâm, tuy nhiên thời gian qua vẫn còn tồn tại một số điểm nghẽn...
Đắk Nông: Lần đầu Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân, hợp tác xã

Chiều ngày 27/12, ông Hồ Văn Mười - Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chủ trì Hội nghị "Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân, hợp tác xã năm 2022" với chủ đề "Hỗ trợ nông dân, hợp tác xã liên kết, hợp tác, phát triển nông nghiệp sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản, đáp ứng thị trường tiêu thụ".

Đắk Nông: Giải pháp nào để phát triển chế biến sâu trong nông nghiệp?

Tại hội nghị, vấn đề về giải pháp phát triển chế biến sâu trong nông nghiệp trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh được nhiều nông dân, hợp tác xã quan tâm, đặt câu hỏi.

Theo ông Nguyễn Bá Út - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông: Về công nghệ chế biến sâu đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp chủ lực, lợi thế của tỉnh Đắk Nông là vấn đề mà tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn tồn tại điểm nghẽn, chưa có hướng đi rõ nét.

Hiện lĩnh vực công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành, trong đó công suất chế biến của một số sản phẩm cụ thể như: Hồ tiêu là 28.000 tấn/năm; điều là 14.000 tấn/năm; cà phê nhân gần 236.000 tấn/năm; cà phê bột, cà phê rang, cà phê hòa tan được 3.800 tấn/năm. Chế biến sắn trên 300.000 tấn nguyên liệu/năm; đậu phộng, đậu nành là 8.000 tấn nguyên liệu/năm.

“Đây là những con số thống kê, dù địa phương chưa phát triển công nghệ chế biến sâu, nhưng đã đặt nền móng rất quan trọng để tỉnh Đắk Nông hình thành nên công nghiệp chế biến sâu trong 2-3 năm tới”, ông Nguyễn Bá Út nhận định, đồng thời cho biết: Để phát triển ngành công nghiệp chế biến của tỉnh nói chung và phát triển chế biến nông sản; trong đó có việc phát triển cụm liên kết sản xuất - chế biến, chế biến sâu, tiêu thụ nông sản của tỉnh, thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có năng lực để dẫn dắt chuỗi liên kết thông suốt, hiệu quả trong thời gian tới, thì UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

UBND tỉnh Đắk Nông đang lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có quy hoạch các nhà máy chế biến nông sản để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể: Thu hút thêm các dự án chế biến cà phê bột để nâng công suất chế biến từ lên từ 4.000-5.000 tấn/năm; thu hút các dự án chế biến điều để nâng công suất chế biến hạt điều khô lên từ 8.000-10.000 tấn/năm; thu hút các dự án chế biến hồ tiêu để nâng công suất lên khoảng 35.000 tấn/năm; và thu hút các dự án chế biến đậu phộng, đậu nành sấy xuất khẩu để nâng công suất lên từ 10.000-12.000 tấn/năm.

“Trong đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã có chỉ đạo và hiện ngành Công Thương tỉnh đang rất tập trung thực hiện 4 giải pháp: Thứ nhất, ngành nông nghiệp là ngành chủ lực, phối hợp với ngành công thương chuẩn bị quỹ đất đủ lớn để kêu gọi những doanh nghiệp lớn đầu tư vào tỉnh Đắk Nông; thứ hai, giải quyết được các thủ tục về đất đai giúp doanh nghiệp đầu tư nhanh chóng, thuận lợi; thứ ba, giải quyết được nút thắt về hạ tầng, về việc này, UBND tỉnh đang rất quan tâm, thu hút các trục giao thông để kết nối các điểm cao tốc, để làm cơ sở để địa phương thu hút đầu tư. Và cuối cùng không kém phần quan trọng là việc cùng ngành nông nghiệp hình thành nên vùng nguyên liệu đủ lớn, đủ mạnh và có chất lượng để thu hút và kêu gọi được các nhà máy sản xuất lớn và doanh nghiệp mạnh về với tỉnh Đắk Nông. Về giải pháp cuối cùng, hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và các Sở có liên quan đang tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về các chính sách khuyến khích đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại, đặc biệt là trong đó có công nghiệp chế biến sâu trên địa bàn tỉnh”, Giám đốc Sở Công Thương Đắk Nông Nguyễn Bá Út chia sẻ.

Đắk Nông: Giải pháp nào để phát triển chế biến sâu trong nông nghiệp?
Tỉnh Đắk Nông tập trung phát triển chế biến sâu sản phẩm nông sản. Ảnh: DV

Trả lời thêm về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười cho biết, hiện tỉnh đang đề ra 2 hướng phát triển về lâu dài và trước mắt.

Ông Hồ Văn Mười cho rằng, để trả lời câu hỏi "Tại sao tỉnh Đắk Nông không có những nhà máy chế biến sâu đủ lớn để hoạt động sản xuất?" thì cần đặt ra câu hỏi rằng "Liệu tỉnh Đắk Nông đã có những vùng nguyên liệu lớn, thật lớn để các nhà máy chế biến sâu vào với Đắk Nông không?".

Đây là điều mà địa phương trăn trở, vấn đề này muốn làm được thì phải quy hoạch, về giống, chuyên canh, chuyên vùng. Vì vậy, sau khi tỉnh Đắk Nông làm quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, dần hình thành được những vùng nguyên liệu đủ lớn mới có thể đi ra biển lớn được”, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông chia sẻ và cho biết thêm: "Về trước mắt, vừa qua, tỉnh Đắk Nông cũng đã mời được hệ thống siêu thị Co.opmart đến với địa bàn tỉnh, kết nối một số sản phẩm của địa phương đưa vào hệ thống siêu thị trên toàn quốc như bơ, sầu riêng, khoai lang... Thời gian tới, trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông và lãnh đạo Sở Công Thương sẽ làm việc 2 hệ thống tiêu thụ rau củ quả lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh đó là chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Bình Điền để có thể kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản giữa tỉnh Đắk Nông và TP. Hồ Chí Minh - kênh tiêu thụ nông sản quan trọng của địa phương".

Đức Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Bắc Giang: Dự kiến huy động hơn 28.000 tỷ đồng cho giáo dục

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Sở Công Thương Bình Dương thông tin về kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển Cái Mép - Thị Vải trở thành cảng quốc tế tầm cỡ thế giới

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Tuyên Quang: 5 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Xem thêm