Giải pháp hướng tới "xanh hóa" thị trường ô tô Việt Nam
Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra vào tháng 12/2021, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng về “0” vào đến năm 2050, trong khi đó, Việt Nam đang bước vào thời kỳ “ô tô hóa”, nhu cầu về ô tô của người dân ngày càng tăng cao.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, lần đầu tiên doanh số thị trường ô tô Việt Nam cán mốc hơn 500.000 xe, thoát khỏi quy mô “thị trường nhỏ”. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế, gia tăng các giải pháp, phương tiện giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường là điều cần thiết để hướng đến một tương lai bền vững.
Đơn cử, Toyota Việt Nam là một trong những nhà sản xuất xe tiên phong giới thiệu sản phẩm Hybrid. Tính đến nay, Toyota đã ra mắt 3 mẫu xe có phiên bản Hybrid là Corolla Cross, Camry và Corolla Altis với doanh số tích lũy của riêng bản Hybrid là 6.149 tính đến hết tháng 2/2023.
Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng nhiên liệu sinh học đối với phương tiện giao thông tại Việt Nam vừa diễn ra sáng 16/3, tại Hà Nội |
Thời gian qua, Toyota Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, hoàn thiện chu trình xanh khép kín trên toàn hệ thống, từ nhà máy đến nhà cung cấp và đại lý, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, giảm phát thải khí CO2.
Tại Việt Nam, nếu như các hãng xe hơi khác đặt trọng tâm vào việc sản xuất các mẫu xe mới thì Toyota quan tâm đến việc giảm phát thải trên các mẫu xe đang hiện hành, đặc biệt là khi xe xăng/dầu truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Xuất phát từ mục tiêu đó, Toyota đang triển khai Dự án Phát triển các cách tiếp cận đa chiều hướng tới mục tiêu giảm phát thải các-bon nhằm hiện thực hóa giấc mơ sở hữu xe xanh cho người Việt. Trong đó, nghiên cứu nhiên liệu sinh học là một hoạt động nằm trong dự án này, hướng tới việc ứng dụng rộng rãi phù hợp với điều kiện giao thông, kinh tế và xã hội Việt Nam. Điều này thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc giảm phát thải CO2 vì một Việt Nam xanh hôm nay và mai sau.
Ngày 16/3/2023, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng nhiên liệu sinh học đối với phương tiện giao thông tại Việt Nam.
Theo đó, Toyota Việt Nam sẽ phối hợp với các bên trong công tác nghiên cứu, theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nhiên liệu sinh học đối với phương tiện giao thông, bao gồm ô tô sử dụng động cơ xăng thông thường và ô tô sử dụng động cơ xăng lai điện (Hybrid).
Từ đó, các bên sẽ phân tích hiệu quả giảm phát thải của các dòng xe khi sử dụng nhiên liệu sinh học, hướng tới việc ứng dụng rộng rãi trong điều kiện giao thông tại Việt Nam, điều này thể hiện nỗ lực của Toyota Việt Nam trong việc giảm phát thải CO2, vì một Việt Nam xanh hôm nay và mai sau.
Được biết, hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án phát triển các cách tiếp cận đa chiều, hướng tới mục tiêu giảm phát thải các-bon thông qua việc đưa ra các giải pháp về năng lượng thay thế và lựa chọn các dòng xe điện hóa phù hợp với nhu cầu di chuyển của khách hàng mà không phụ thuộc vào việc phát triển cơ sở hạ tầng hay khả năng tài chính, giúp hiện thực hóa giấc mơ sở hữu xe xanh của người Việt. Trong đó, Hybrid và nhiên liệu sinh học là giải pháp kịp thời và phù hợp giúp góp phần giảm khí thải CO2 ngay lập tức.
Tại buổi lễ ký kết, ông Tiền Quốc Hào - Giám đốc điều hành Toyota khu vực châu Á - cho biết, Toyota có cùng chung mục tiêu với Chính phủ Việt Nam về việc hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Doanh nghiệp này tin rằng, cắt giảm Các-bon là nhiệm vụ chung mà Chính phủ và Doanh nghiệp đều cần phải nỗ lực thực hiện bằng tất cả các giải pháp và công nghệ khả thi. Với dự án nghiên cứu về ứng dụng xăng sinh học, chúng tôi mong muốn thể hiện quan điểm của Toyota trong việc tạo ra nhiều lựa chọn đáp ứng nhu cầu di chuyển của tất cả mọi người.
Ông Keita Nakano - Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam tin rằng, dự án này sẽ đạt được thành công, góp phần giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông vận tải, đồng thời cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và xã hội một góc nhìn cụ thể hơn về hiệu quả của ứng dụng nhiên liệu sinh học vào mục tiêu chung về bảo vệ môi trường.