Giải ngân vốn đầu tư công: 8 giải pháp cần triển khai

Một trong những yếu tố nền tảng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng chính là giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) đúng tiến độ, kế hoạch. Vì thế, giải pháp căn cơ cho lĩnh vực này cần được đẩy mạnh triển khai.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), hết quý I/2022, giải ngân vốn ĐTC đạt 61.538,08 tỷ đồng, đạt 11,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2021 với 13,17%. Trong đó, vốn trong nước là 61.192,76 tỷ đồng, đạt 12,66% kế hoạch; vốn nước ngoài 343,32 tỷ đồng, đạt 0,99% kế hoạch…

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (trùng tít)
Ảnh minh họa

Lý do chậm giải ngân vốn ĐTC được đưa ra là, có những dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục đấu thầu, chấm thầu, thương thảo hợp đồng. Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cho rằng, nguyên nhân chính do trách nhiệm của một số chủ đầu tư, một số bộ, cơ quan trung ương chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chưa kịp thời ban hành các giải pháp đẩy mạnh tiến độ thi công và quá trình tổ chức thực hiện giải ngân vốn ĐTC chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm, giá vật tư, vật liệu xây dựng tăng làm tiến độ thi công dự án bị chậm lại, ảnh hưởng đến kết quả giải ngân vốn ĐTC quý I.

Để đưa toàn bộ lượng vốn ĐTC vào nền kinh tế, Bộ KH&ĐT kiến nghị, cần biểu dương 4 cơ quan trung ương và 5 địa phương đã phân bổ 100% kế hoạch và có tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm đạt trên 25%. Đồng thời, phê bình nghiêm khắc 13 bộ, cơ quan trung ương và 21 địa phương đến ngày 30/3 chưa phân bổ kế hoạch được giao trong năm…

Theo Bộ KH&ĐT, cần tập trung vào 8 giải pháp. Cụ thể: Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng. Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt nhưng còn thiếu vốn. Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn ĐTC trong từng bộ, cơ quan, địa phương để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn ĐTC. Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, đảm bảo công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà thầu đủ năng lực. Xử lý nghiêm các trường hợp nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng hợp đồng. Kịp thời chỉ đạo ban hành đơn giá xây dựng phù hợp với tình hình, điều chỉnh dự toán, vốn đầu tư của các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định. Tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch ĐTC.

Tính đến hết quý I/2022, có 46/51 bộ, cơ quan trung ương và 27/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC đạt dưới mức bình quân của cả nước (11,88%).
Hòa Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Xem thêm