Thứ sáu 29/11/2024 16:31

Giải bài toán thiếu điện: Cách nào?

Dự báo trong tháng 6-7, nắng nóng sẽ đạt đến cực hạn, cộng với mùa khô thêm 1 tháng sẽ khiến áp lực cấp điện gia tăng. Làm thế nào để giải bài toán thiếu điện?

Tại tọa đàm “Giải bài toán thiếu điện: Cách nào?” tổ chức ngày 9/6, ông Nguyễn Quốc Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, dự báo trong tháng 6, tháng 7 năm nay, nắng nóng sẽ đạt đến cực hạn. Khoảng đầu tháng tháng 7 hàng năm, tần suất lũ về cao, nước về thượng nguồn sông Đà nhiều hơn nên nếu không có gì thay đổi, căng thẳng cấp điện tại miền Bắc mùa hè năm nay sẽ được giải tỏa.

"Tuy nhiên, do hiện tượng El Nino tái diễn năm nay, cộng với năm nay là năm nhuận, mùa khô sẽ có thêm 1 tháng khiến áp lực cấp điện gia tăng. Và đến tháng 8 cấp điện được giải tỏa khi qua giai đoạn mùa khô và các nhà máy điện được vận hành ổn định”, ông Nguyễn Quốc Trung nói.

Các chuyêng gia cho biết, dự báo trong tháng 6, tháng 7 năm nay, nắng nóng sẽ đạt đến cực hạn

Chia sẻ thêm về những khó khăn trong việc cung ứng điện hiện nay, ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong giai đoạn 2016-2022, miền Bắc tăng trưởng nhanh điện thương phẩm, cao hơn cả miền Trung và Nam, trung bình đạt 9,9%. Nếu loại trừ 2 năm Covid-19 thì miền Bắc tăng 12-13%.

Vừa qua, tại miền Bắc có một số dự án điện công suất lớn được đưa vào vận hành là nhà máy nhiệt điện Hải Dương, công suất 1.300 MW; Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW và nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 1.200 MW. Tuy nhiên, do Nhiệt điện Thái Bình 2 mới đưa vào vận hành nên chỉ vận hành 600 MW. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, miền Bắc chưa có thêm dự án nguồn điện nào khởi công.

This browser does not support the video element.

"EVN hiện đang chiếm 38,4% tổng công suất hệ thống điện, còn lại của nhà đầu tư khác; Về lưới truyền tải, EVN đang nắm 100% và lưới phân phối bán lẻ, EVN chiếm 92%, còn lại các hợp tác xã, chủ đầu tư khác" - ông Võ Quang Lâm nêu.

Bên cạnh đó, thời gian qua, một số nhà máy nhiệt điện than đang gặp sự cố. EVN, PVN, TKV đang cố gắng tháng 7-8 tới đưa vào vận hành, hỗ trợ cho hệ thống điện thêm khoảng 1.000 MW.

Bình thường các nhà máy nhiệt điện vận hành 6.000 giờ/năm phải nghỉ để bảo dưỡng, sửa chữa nhưng vừa rồi huy động cao nên xác suất sự cố tăng, thời gian bị hỏng kéo dài. EVN đã cố gắng để tăng cường nguồn than nhằm tăng cường cho nhà máy nhiệt điện, đảm bảo khả năng cung ứng điện.

Theo ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Năng lượng và Phát triển xanh, tình trạng thiếu điện đã được cảnh báo cách đây 2 năm và được nhắc nhiều hơn từ năm 2022, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc. Các tính toán đều nói rủi ro lớn trong cung ứng điện cho miền Bắc trong năm 2023-2024.

Theo các chuyên gia, tình trạng thiếu điện đã được cảnh báo cách đây 2 năm và được nhắc nhiều hơn từ năm 2022, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc.

"Nguyên nhân vì miền Bắc gần như không có nguồn mới nào cả. Ngay cả nhiệt điện Thái Bình 2 cũng xây dựng gần 10 năm mới được hòa lưới thành công. Thủy điện thì 3 đến 4 năm qua đều đã xây dựng hết. Điện tái tạo tại miền Bắc xây dựng khó khăn hơn miền Trung và miền Nam. Quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt tạo điều kiện tối đa cho điện mặt trời mái nhà không nối lưới nhưng đến nay chưa có cơ chế, chính sách thực hiện. Đầu tư điện khí khó khăn, mất nhiều thời gian. Do đó, nguy cơ thiếu điện còn cao” - ông Hà Đăng Sơn chỉ ra.

Góp ý tại toạ đàm, TS. Nguyễn Đình Cung - chuyên gia kinh tế cho hay, tăng trưởng kinh tế miền Bắc mấy năm nay tăng cao hơn phía Nam nhưng không có thêm nguồn điện nào. Nguyên nhân do hệ thống không phản ứng, không vận hành.

"Cái chúng ta nhìn thấy thiếu hụt là cơ hội đầu tư, kinh doanh, là cơ hội phát triển chứ không phải là nút thắt để kìm hãm sự phát triển. Cần thay đổi cách thức làm chính sách, vận hành chính sách, xử lý vấn đề, còn không vẫn tiếp tục trì trệ” - ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Đình Cung, nên nhìn vấn đề một cách thực tế là đang thiếu điện và cần giải pháp, thay vì tính cơ cấu nguồn điện như thế nào, giá điện tái tạo ra sao và cần xử lý vấn đề gặp phải trong tổng thể, sau đó mới tính cân bằng về cơ cấu nguồn.

Thực tế, miền Bắc là khu vực có tốc độ tăng trưởng phụ tải cao nhất cả nước, ngưỡng 9,3%/năm trong 2016-2020, tương ứng gần 6.000 MW. Nhưng tăng trưởng nguồn điện chỉ đạt 4.600 MW giai đoạn này, khoảng 4,7% một năm.

Ngược lại, ở miền Trung và miền Nam tăng trưởng nguồn điện cao hơn nhiều so với tăng trưởng nhu cầu. Do đó, việc truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc đang nhận được nhiều kỳ vọng.

Bàn về giải pháp trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Quốc Trung cho biết, để đảm bảo cung ứng điện cần vận hành hệ thống tối ưu hơn: Chẳng hạn, hơn 200 nhà máy thủy điện nhỏ ở khu vực miền Bắc phải vận hành vào đúng lúc khách hàng cần để hạn chế tối thiểu việc tiết giảm. Việc này làm lợi cho miền Bắc hơn 1.000 MW.

Các đại biểu tham dự toạ đàm

"Ngoài ra, chúng tôi cũng phải tính đến việc nhập khẩu điện, song nguồn này cũng khó khăn do Trung Quốc cũng đang cắt giảm điện. Tổng lượng điện nhập khẩu rất bé, gần như không đáng kể trong tổng sản lượng điện miền Bắc" - ông Lâm cho hay.

Bên cạnh đó, theo ông Lâm: "Chúng tôi vẫn cần sự đồng hành của khách hàng trong việc duy trì hệ thống điện miền Bắc ổn định. Nếu không tiết kiệm điện và có những giải pháp cấp bách, khi thủy điện Hòa Bình về mực nước chết thì chúng ta sẽ mất 1.920 MW nữa. Tình hình lúc ấy sẽ rất khó khăn hơn và khi nhà máy có vai trò điều tần hệ thống này không còn nữa, thì ảnh hưởng rất lớn không chỉ miền Bắc mà cả hệ thống điện quốc gia. Cho nên rất cần sự chung tay của khách hàng khu vực phía Bắc”.

Đề cập khả năng truyền tải điện từ miền Trung ra miền Bắc, ông Võ Quang Lâm cho biết: Hệ thống truyền tải Việt Nam sở hữu, vận hành là lớn nhất Đông Nam Á. Liên quan lưới truyền tải Bắc - Nam, chúng ta đã có 2 đường dây 500 kV mạch 1 và mạch 2, và đã xây dựng mạch 3 từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đi vào phía Nam. Trong 27 tỉnh miền Bắc, Hà Tĩnh hưởng lợi đường dây này nên tình hình cung ứng điện tốt hơn.

Ngoài ra, tổng sơ đồ điện VIII đã đặt ra kế hoạch làm đường dây 500kV mạch 3 từ Hà Tĩnh trở ra miền Bắc kết nối đến Hưng Yên để khép kín mạch vòng này, thời gian thực hiện từ nay đến năm 2030. Đây là vấn đề cấp thiết nên EVN đang giao Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia báo cáo bộ ngành thực hiện ngay dự án này.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Nguy cơ thiếu điện

Tin cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Hà Giang: Quyết tâm làm sạch hành lang lưới điện

Phú Thọ và ngành điện tìm giải pháp gỡ vướng các dự án lưới điện truyền tải

Điện lực miền Nam đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối

Bắc Giang: Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án truyền tải gần 490 tỷ đồng

Hà Tĩnh sẽ có thêm Trạm biến áp 220kV Vũng Áng vào năm 2025

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống sắp về đích

Lào Cai cam kết giải quyết vướng mắc các dự án truyền tải điện

EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia

Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Các nhà máy nhiệt điện chuẩn bị cấp điện cho mùa khô 2025 ra sao?

Hoà lưới thành công tổ máy 1 công trình Nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng

EVNCPC chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực