Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nguyên vật liệu phải nhập khẩu, thiếu nhân lực... là những rào cản cần được giải quyết, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tham gia sâu vào chuỗi.
Hợp tác, giao thương giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội - Hàn Quốc Hà Nội khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu Gỡ nút thắt để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi toàn cầu

Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) đánh giá, các chính sách hỗ trợ của Hà Nội cho ngành công nghiệp hỗ trợ bao phủ ở nhiều lĩnh vực từ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước… Qua đó đã tạo đà cho doanh nghiệp (DN) công nghiệp hỗ trợ “cất cánh”.

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực

Mặc dù phát triển khá muộn hơn so với các nước trong khu vực, nhưng đến nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội liên tục tăng cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực, tập trung vào 3 nhóm ngành nghề: sản xuất linh kiện, phụ tùng; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày, sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo.

Đặc biệt, rất nhiều DN có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vẫn “khát” nhân lực, nguyên vật liệu

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vân, hiện nay các DN ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều và phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào đang là hai trở ngại lớn nhất của đa phần DN hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội.

Đơn cử, gần 2 năm nay, Công ty TNHH Dụng cụ An Mi (chuyên sản xuất dụng cụ chính xác cao và chi tiết cơ khí phục vụ cho các DN sản xuất ô tô, xe máy, hàng không, vũ trụ và khuôn mẫu) đã liên tục tuyển dụng các vị trí với mỗi đợt từ 30 - 50 nhân sự.

Tuy nhiên, trình độ lực lượng lao động ở địa phương chưa đáp ứng được nhiều, gây khó khăn cho tuyển dụng. Đại diện Công ty cho biết, doanh nghiệp đang thiếu nhân viên kỹ thuật trong lĩnh vực gia công cắt gọt, quản trị nhân sự, điện tử và tự động hóa. Trong quá trình tuyển dụng hàng năm, chỉ có khoảng 30 - 40% người lao động là đạt yêu cầu ngay, còn lại DN phải đào tạo lại.

Ông Cao Văn Bình, Quyền giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nêu thực tế, hiện nay số lượng lao động có tay nghề cao trong các ngành công nghiệp hỗ trợ hiện rất hạn chế so với nhu cầu của ngành. Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng với khoảng 54% dân số ở độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động rất trẻ và dồi dào. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật, có tay nghề cao hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và trình độ, là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành như cơ khí, chế biến chế tạo, thiết bị linh phụ kiện điện, điện tử..., đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khi tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị.

Ở góc độ đào tạo, TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cho rằng, tồn tại 2 điểm “vênh” về số lượng và chất lượng trong bài toán nguồn nhân lực công nghiệp hỗ trợ. Đầu tiên là vênh về số lượng, có thể là sinh viên tốt nghiệp ít nhưng nhu cầu của doanh nghiệp nhiều, dẫn đến doanh nghiệp khó trong việc tuyển dụng lao động, hoặc là chiều ngược lại sinh viên tốt nghiệp nhiều nhưng thời điểm đấy nhu cầu của doanh nghiệp ít, dẫn đến là dư thừa. Thứ nữa là vênh về chất lượng, đó là câu chuyện sinh viên tốt nghiệp có thể chưa có hoặc là chưa đạt một số năng lực, phẩm chất mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, để thu hẹp khoảng cách phải có sự vào cuộc từ cả doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Bên cạnh bài toán về nguồn nhân lực, ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội còn gặp khó về bài toán nguyên, vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị. Hiện đa phần các nguyên, vật liệu đầu vào cho ngành công nghiệp hỗ trợ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Ông Trần Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Thiết bị điện MBT cho biết: Hiện MBT chuyên sản xuất các loại máy biến áp, tủ điện trung thế nên chi phí nguyên, vật liệu nhập khẩu chiếm hơn 50% tổng chi phí. Đó là lý do lợi nhuận của công ty chỉ đạt 5% doanh thu, thậm chí lúc giá cả tăng cao, ảnh hưởng dịch Covid-19 thì lợi nhuận chỉ đạt 2%. Mục tiêu lớn nhất mà MBT theo đuổi là tăng trưởng doanh thu ít nhất 20% và cố gắng mua được nguyên liệu trong nước để tăng lợi nhuận.

Về vấn đề nguồn nhân lực, trong thời gian tới, để tháo gỡ khó khăn cho DN công nghiệp hỗ trợ, Phó Chủ tịch Thường trực HANSIBA Nguyễn Vân thông tin, đơn vị đang nỗ lực hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề để đào tạo sinh viên theo nhu cầu đặt hàng cụ thể từ phía các DN.

Hiệp hội coi đây là sự kết nối, hợp tác hiệu quả giữa nhà trường với các DN, là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ trước mắt cũng như lâu dài. Việc làm này vừa giảm chi phí đào tạo mới và đào tạo lại nhân lực cho các DN; mặt khác, sinh viên các trường có cơ hội tiếp cận với các kiến thức thực tế, từ đó mở ra nhiều cơ hội việc làm khi ra trường.

Về vấn đề này, TS Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội chia sẻ, thời gian qua, nhà trường đã tập trung đào tạo các chuyên ngành phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ; đồng thời đào tạo ngoại ngữ để tăng khả năng thích nghi của người lao động trong môi trường làm việc có áp lực cạnh tranh cao. Hiện nhà trường đào tạo tổng cộng 32 ngành, nghề và cam kết 100% sinh viên, học sinh ra trường đạt chuẩn đầu ra và có việc làm với thu nhập từ 6 - 20 triệu đồng.

Ngoài đào tạo các loại hình ngắn hạn, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của DN. Đây là những khóa giúp nâng cao trình độ người lao động, chuyển giao khoa học công nghệ. Việc này sẽ giúp nhiều DN công nghiệp hỗ trợ khắc phục khó khăn bởi thiếu hụt nguồn lực lao động chất lượng cao.

TS Kiều Xuân Thực, Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng cho biết: Hiện Đại học Công nghiệp Hà Nội đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình xây dựng, vận hành chương trình đào tạo, giúp tăng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ở mức cao. “Ngay từ khi thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo, việc quan trọng đầu tiên với nhà trường là lấy ý kiến và khảo sát doanh nghiệp về nhu cầu, về mô tả năng lực của vị trí việc làm, mong muốn của doanh nghiệp. Từ đó xác định được là quy mô tuyển sinh sẽ như thế nào, nội dung chương trình ra sao để đảm bảo người tốt nghiệp có việc làm”.

Lê Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Bộ Quốc phòng: Tổ chức phúc tra kho xăng, dầu chiến thuật toàn quân năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Công nhận 126 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Công nghiệp hỗ trợ: Cần nỗ lực hơn trong phát triển chuỗi cung ứng

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Nam Định hiện đại hóa sản xuất công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDI

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Giải pháp cung ứng trực tiếp sản phẩm công nghiệp nông thôn tới người tiêu dùng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Nhà máy Z143: 5 năm liền nhận Cờ thi đua của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Xem thêm