Thứ sáu 08/11/2024 12:30

Gia súc, gia cầm nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp

“Vòng xoáy thua lỗ” xuất hiện với tần suất ngày càng dày trong ngành chăn nuôi khi tình trạng gia súc, gia cầm nhập lậu vào Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp.

Ngày 24/10, giá heo hơi bình quân trên thị trường cả nước đang ở mức 52.000 đồng/kg, một số địa phương ở mức thấp hơn, khoảng 48.000 – 49.000 đồng/kg. Mặc dù mức giá này tăng lên so với cuối tuần trước, tuy nhiên, người chăn nuôi xuất chuồng một con heo lỗ khoảng 300.000 – 400.000 đồng. Và nếu thị trường cứ kéo dài như hiện nay thì khả năng bà con không cầm cự nổi. Như vậy, “vòng xoáy thua lỗ” đang xuất hiện với tần suất ngày càng dày hơn trong ngành chăn nuôi.

Trước đây, sau mỗi lẫn giá xuất chuồng giảm mạnh khiến người chăn nuôi lao đao, giá sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng trở lại và thường duy trì trong một thời gian khá dài, đủ để cho người chăn nuôi có thời gian hồi phục, yên tâm tái đàn hay tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại.

Riêng trong năm nay, đã có tới 2 giai đoạn người nuôi heo bị thua lỗ do giá bán giảm xuống ở mức thấp hơn nhiều so với giá thành. Trong đó, giai đoạn đầu là những tháng đầu năm và giai đoạn hai là thời điểm hiện tại. Mỗi lần giá heo giảm mạnh đều bởi những nguyên nhân khác nhau. Hồi đầu năm là do cung vượt cầu khi trước đó nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nuôi heo, trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm mạnh do công nhân nghỉ việc hàng loạt khi doanh nghiệp thiếu đơn hàng xuất khẩu …

Còn từ cuối quý 3 đến nay, giá heo hơi giảm mạnh là do sức mua của người dân bị ảnh hưởng bởi lạm phát, heo nhập lậu nhiều và xuất hiện tình trạng nông dân bán heo chạy dịch khi một số dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.

Tình trạng vận chuyển heo lậu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp

Thực tế, sau khi chạm đáy hồi tháng 4 - 5, giá heo hơi tại Việt Nam đã khởi sắc và tăng vọt lên mức 66.000 - 67.000 đồng/kg trong tháng 7 và 8. Ở thời điểm đó, giá heo hơi của Việt Nam cao hơn mức bình quân của khu vực hơn 10.000 đồng/kg, nhiều hiệp hội và chuyên gia trong ngành đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng nhập lậu heo, trâu, bò, gà từ các nước lân cận vào Việt Nam. Việc vận chuyển gia súc, gia cầm sống vào thị trường nội địa ngoài yếu tố kinh tế còn nguy cơ về môi trường, dịch bệnh và sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, tới thời điểm này, tình trạng trên vẫn đang diễn biến phức tạp.

Mới đây, đội kiểm soát hành chính huyện Tân Thành, tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp với đội cảnh sát liên ngành tuần tra tại ấp dân cư thuộc xã Thông Bình, huyện Tân Hồng phát hiện 3 đối tượng vận chuyển gần 100 con heo từ Campuchia vào Việt Nam. Qua kiểm tra, số heo này không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Đây chỉ là một vụ việc trong số nhiều vụ việc đang diễn ra trên cả nước về thực trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, đặc biệt vào những tháng cuối năm.

Được biết, 9 tháng đầu năm, nhà chức trách đã phát hiện 131 vụ nhập lậu sản phẩm động vật, gà sống vào Việt Nam, tăng 14,5 lần so với năm 2022. Trong đó, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 160.000 động vật, gần 44.000 quả trứng gia cầm, hơn 116.000kg sản phẩm động vật.

Còn theo số liệu thống kê của Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, mỗi năm hơn 200.000 tấn gia cầm nhập lậu vào Việt Nam. Như vậy, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gia cầm, gia cầm giống thải loại được nhập lậu qua biên giới vào nước ta, đó là chưa kể một lượng lớn gia súc. Đây là những con số cho thấy tình trạng nhức nhối của việc nhập lậu gia súc, gia cầm.

Thực tế những năm qua, đến hẹn lại lên, những dịp cuối năm là tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm lại nóng lên. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng trong đó chủ yếu là do càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm tăng cao, nguồn cung con giống trong nước hạn chế, giá bán có sự chênh lệch. Khu vực biên giới có địa hình phức tạp dẫn tới khó khăn trong công tác xử lý. Việc kiểm soát chất lượng con giống tại các chợ đầu mối chưa tốt, ý thức của bộ phận người dân chưa cao, công tác ngăn chặn gia súc, gia cầm nhập lậu lâu nay các địa phương vẫn làm chủ yếu kiểu "ném đá ao bèo" dẫn đến tình trạng nhập lậu và vận chuyển trái phép gia súc gia cầm vẫn diễn ra.

Công tác đấu tranh chống buôn lậu không hề đơn giản do phạm vi kiểm soát, quản lý rộng lớn, địa hình phức tạp, do vậy cần có cái nhìn đa chiều hơn trong vấn đề này. Tất các các ngành cần chia sẻ trách nhiệm, tập trung chống buôn lậu, song ngành chăn nuôi và thú y cần có giải pháp căn cơ như xây dựng các trang trại lớn, quy mô công nghiệp, sự tham gia của các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để giải quyết tình trạng nhập lậu này.

Ngoài ra, để giải quyết dứt điểm vấn nạn nhập lậu gia súc, gia cầm, các bộ, ngành có liên quan cũng cần tăng cường chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ điều tra nắm bắt tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, để từ đó ổn định thị trường gia súc, gia cầm mùa cao điểm cuối năm.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm chăn nuôi

Tin cùng chuyên mục

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp