Thứ năm 02/01/2025 03:15

Giá hàng hóa thế giới chịu sức ép khi đồng Dollar Mỹ lên cao nhất 2 năm

Lực bán áp đảo ở 3 trên 4 nhóm hàng hóa nguyên liệu đang được liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) trong tuần từ 18/04 – 23/04, khiến cho chỉ số MXV-Index không duy trì được đà tăng như kỳ vọng của thị trường, và một lần nữa bị đẩy về dưới mốc 3.000 điểm. Đóng cửa tuần, chỉ số hàng hóa này giảm 2,18% xuống mức 2.999 điểm.

Tuy nhiên, trái với diễn biến không mấy tích cực từ giá hàng hóa, giá trị giao dịch toàn Sở đã bật tăng mạnh lên gần 5.500 tỉ đồng mỗi phiên, tăng 20% so với mức trung bình của nửa đầu tháng 04. Đây cũng là tuần giao dịch sôi động nhất kể từ đầu tháng 03 đến nay, khi các doanh nghiệp bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động bảo hiểm giá, nhằm hạn chế rủi ro từ sự biến động thất thường.

Bên cạnh đó, dòng tiền trong nước cũng được luân chuyển sang thị trường hàng hóa nhờ một ưu điểm vượt trội so với các kênh đầu tư truyền thống khác, đó là tính hai chiều. Bằng việc nắm bắt thông tin nhanh chóng và kịp thời từ thế giới, các nhà đầu tư hoàn toàn có khả năng tìm kiếm cơ hội ngay cả khi giá giảm.

Diễn biến Chỉ số hàng hóa MXV-Index hàng ngày

Lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt giúp chỉ số Dollar Index tăng mạnh

Chất xúc tác chính của thị trường hàng hóa trong tuần vừa rồi tới từ những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Jerome Powell. Ông cho biết FED có thể sẽ tiến hành tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản để kiềm chế áp lực lạm phát đang rất nóng ở Mỹ. Ngay sau phát biểu này, công cụ theo dõi lãi suất CME Watch tool cho thấy kỳ vọng về mức tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 5 của FED đã tăng lên 97,6%. Điều này khiến cho đồng USD mạnh lên và gây sức ép lên giá của hầu hết loại hàng hóa đang được định giá bằng đồng bạc xanh.

Diễn biến Dollar Index hàng ngày

Đóng cửa tuần trước, giá dầu thô WTI trên Sở NYMEX giảm 4,05% xuống 102,07 USD/thùng, giá dầu Brent trên sở ICE giảm 4,52% về 106,65 USD/thùng. Các mặt hàng khác trong nhóm năng lượng như dầu ít lưu huỳnh hay xăng RBOB cũng đồng loạt suy yếu, và đặc biệt là mức giảm đột biến đến hơn 10% của mặt hàng khí tự nhiên.

Tuy nhiên, đà giảm của dầu thô được hạn chế bởi các số liệu báo cáo từ Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 15/04 giảm mạnh hơn 8 triệu thùng, trái ngược với dự báo tăng 2,5 triệu thùng của giới phân tích. Nguyên nhân không chỉ đến từ nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng, mà còn do khối lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng đến mức kỷ lục, khi các quốc gia nỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế cho các sản phẩm từ Nga.

Bảng giá một số mặt hàng đáng chú ý

Nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản đồng loạt lao dốc

Ở nhóm kim loại, giá các mặt hàng này cũng chịu nhiều sức ép. Nhóm kim loại quý giảm mạnh nhất hơn 5%, trong khi đồng và quặng sắt cũng mất từ 2% đến 3%. Yếu tố tác động lớn hiện nay phải kể đến Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới, vẫn đang duy trì các chính sách “zero covid” một cách nghiêm ngặt. Thượng Hải đã thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa hơn 30 ngày, và mới đây, Bắc Kinh cũng đang đứng trước nguy cơ bùng dịch khi chính quyền phát hiện một số ca dương tính mới trong cộng đồng.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), trong phiên họp với tiểu ban thép của OECD, tác động dài hạn của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kể từ hồi cuối tháng 02/2022 đang trở nên khó dự đoán hơn. Sự kiện này đã có những tác động gián tiếp lên thị trường thép khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và lạm phát gia tăng, cũng như những thay đổi về cơ cấu trong nhu cầu thép có thể phản ánh sự thay đổi trong mô hình chi tiêu quốc phòng và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Nga và Ukraine hiện tiêu thụ tổng cộng 52 triệu tấn thép, chiếm khoảng 2,7% tổng khối lượng toàn thế giới trong năm 2020. Việc giảm mạnh tiêu thụ ở các nền kinh tế này, chẳng hạn 50%, sẽ trực tiếp làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu thép toàn cầu hơn một điểm phần trăm trong ngắn hạn.

Các tác động của cuộc xung đột đã trở nên rõ ràng trong dữ liệu sản xuất thép tháng 2 năm 2022 của Hiệp hội Thép Thế giới. Sản lượng thép của Ukraine trong tháng đó đã giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

Theo MXV, nhiều nước tham gia Ủy ban Thép OECD cho rằng họ phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nguyên liệu thô Nga và Ukraine cho ngành công nghiệp thép của quốc gia mình, nêu rõ tính cấp thiết của việc đảm bảo các sản phẩm thay thế nguồn cung cho các đầu vào. Ukraine là nước xuất khẩu thép lớn thứ 8 trên thế giới, xuất khẩu hơn 15 triệu tấn thép mỗi năm. Các thị trường lớn nhất cho hàng xuất khẩu của Ukraina từ trước đến nay là EU (chiếm khoảng một phần ba xuất khẩu của đất nước), tiếp theo là Châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông và khu vực CIS. Do đó, một số nước sẽ hưởng lợi xuất khẩu thép sang các quốc gia này khi nguồn cung từ Ukraine bị đứt gãy.

Trên thị trường Việt Nam, giá thép phế liệu tháng 03 tăng từ 1.000 đồng/kg đến 1.400 đồng/kg, trong đó giá phế liệu phía Bắc cao hơn phía Nam và giữ mức 13.450 đồng/kg - 14.000 đồng/kg. Nhìn chung, biến động giá nguyên vật liệu hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn do ảnh hưởng của chiến sự Ukraine và Nga, theo ảnh hưởng của giá xăng dầu, nên sẽ còn nhiều biến số khó lường trong thời gian tới, MXV cho biết.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 30/12: Giá cà phê Arabica giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc