Thứ bảy 23/11/2024 07:56

Giá cà phê Robusta tăng ba phiên liên tiếp trong bối cảnh đồng USD giảm nhẹ và vàng tăng vọt

Giá cà phê xuất khẩu vẫn còn những lo ngại nguồn cung từ châu Á chậm trễ vì hàng hải quốc tế, trong khi thời tiết ở các vùng sản xuất chính ở Brazi thất thường.

Kết thúc phiên giao dịch 4/3, giá Arabica cũng hồi phục 1,96%, lấy lại những gì đã mất trong phiên trước đó, giá Robusta tăng thêm 1,46%, đánh dấu phiên tăng thứ ba liên tiếp. Đồng Real nội địa của Brazil tiếp tục mạnh lên, kết hợp cùng hoạt động xuất khẩu cà phê ảm đạm tại Honduras đã giúp giá Arabica lấy lại đà tăng.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nắng nóng kéo dài tại các khu vực trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam đã khiến thị trường gia tăng lo ngại về rủi ro sụt giảm nguồn cung thời gian tới.

Giá Arabica cũng hồi phục 1,96%, giá Robusta tăng thêm 1,46%

Đồng Real tăng khi chỉ số lạm phát IGP-Fipe tháng 2 của Brazil giữ mức tăng 0,46% của tháng trước. Điều này kéo theo tỷ giá USD/BRL giảm 0,17%. Chênh lệch tỷ giá tiếp tục thu hẹp đã khiến nhiều nông dân Brazil hạn chế bán, trong khi lực mua chiếm ưu thế trên thị trường.

Bên cạnh đó, theo Viện cà phê Honduras (IHCAFE), xuất khẩu cà phê trong tháng 2 của nước này tăng 26% so với cùng kỳ năm trước do nhiều chuyến hàng bị trì hoãn từ tháng 1. Ngoài ra, lũy kế xuất khẩu cà phê trong 5 tháng đầu niên vụ 23/24 của Honduras giảm khoảng 1% so với vụ trước.

Với Robusta, nắng nóng kéo dài tại khu vực gieo trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam đã làm gia tăng lo ngại về triển vọng nguồn cung kém khả quan. Hơn nữa, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU tiếp tục giảm 600 tấn trong phiên 3/3, kéo tổng lượng cà phê lưu trữ tại đây về còn 23.590 tấn.

Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng hôm nay (5/3), giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam bộ tăng 1.100 đồng/kg. Theo đó, cà phê trong nước hiện được thu mua quanh mức 86.200 - 87.100 đồng/kg.

Giá cà phê trong những ngày gần đây liên tục xô đổ những kỷ lục đã đem lại niềm vui cho người nông dân. Hiện giá cà phê trong nước đã tăng gần gấp đôi so với cùng thời điểm năm trước. Với mức giá này, nhiều hộ trồng cà phê cho biết mùa vụ năm nay lãi lớn gấp 2 - 4 lần trồng lúa.

Nguyên nhân giá cà phê liên tục lập đỉnh mới là do nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta của Việt Nam rất lớn. Cùng với đó, nhu cầu tại thị trường nội địa cũng tăng mạnh nên một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước.

Niên vụ 2023 - 2024, sản lượng cà phê của nước ta dự kiến giảm xuống 1,6 - 1,7 triệu tấn

Trong khi đó, trong niên vụ 2023 - 2024, sản lượng cà phê của nước ta dự kiến giảm xuống 1,6 - 1,7 triệu tấn, thấp hơn mức 1,78 triệu tấn niên vụ trước đó. Đáng chú ý, năm nay một lượng lớn cà phê phải bù cho lượng hụt năm trước, vì thế dẫn tới việc tình trạng khan hàng đến sớm hơn, ngay từ tháng 2, trong khi thông thường thì phải đến tháng 6 nguồn hàng mới cạn.

Theo các chuyên gia ngành cà phê, người nông dân cân nhắc chọn thời điểm thích hợp để bán hàng, bởi dự báo diễn biến giá trong bối cảnh hiện nay là rất khó khăn.

Đặc biệt hiện nay, nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn.

Về giá cà phê tăng liên tục thời gian qua, chuyên gia nhận định, một phần đến từ nguồn cung, khi sản lượng ước giảm khoảng 10%. Một số hộ dân chuyển sang trồng sầu riêng nên diện tích giảm. Một số doanh nghiệp nhập thêm hàng từ nước khác để đảm bảo nguồn cung xuất khẩu, chủ yếu là doanh nghiệp FDI.

Cùng với đó, một nguyên nhân cũng khiến giá cà phê tăng là một số sản phẩm cà phê nhân được sử dụng rang xay làm hòa tan trong nước, nên nhu cầu nội địa tăng.

Đặc biệt hiện nay, nhu cầu của thế giới với cà phê Robusta Việt Nam rất lớn, đây là nguyên nhân dẫn đến giá cà phê trong nước tăng cao so với nhiều năm trong lịch sử. Người nông dân trồng cà phê thu về lợi nhuận cao hơn.

Tổng Giám đốc Simexco Daklak Lê Đức Huy thông tin trên báo chí, ước tính, lượng cà phê trong dân còn rất thấp, tình trạng này ngược so với mọi năm. Thông thường phải tới tháng 6, nguồn hàng mới cạn nhưng đến nay mới hết tháng 2 đã có dấu hiệu gần cạn hàng.

Tổng cục Thống kê Việt Nam ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 2 chỉ đạt 160.000 tấn, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm trước, đã khiến thị trường tiêu thụ toàn cầu lo lắng thiếu hụt nguồn cung, trong bối cảnh tồn kho sàn London vẫn còn quanh quẩn ở mức thấp kể từ 2014.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD