Thứ ba 22/04/2025 22:06

Gấp rút hoàn thiện pháp luật để thực thi EVFTA có hiệu quả

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được ví như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới, nhưng để doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng tốc trên con đường này thì hệ thống pháp luật, thể chế trong nước là điều kiện đủ không thể không nhắc tới.

EVFTA là một trong những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, với cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống. EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội lớn đối với kinh tế và xã hội của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động nặng nề.

Với những cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa, EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú huých đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, với mức dự báo lên tới 2,18 đến 3,25% vào năm 2025 (giai đoạn 05 năm đầu thực hiện); kim ngạch xuất khẩu tăng thêm khoảng 42,7%, trong đó, các ngành hàng quan trọng như gạo, may mặc, da giày có mức tăng xuất khẩu lên tới 65%, 81% và 99% trong cùng giai đoạn.

Hiệp định EVFTA được ví như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới, nhưng để doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng tốc trên con đường này thì hệ thống pháp luật, thể chế trong nước là điều kiện đủ không thể không nhắc tới.

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã hoàn tất quá trình phê chuẩn và chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và EU, các Bộ, ngành đã gấp rút thực hiện quá trình rà soát hệ thống pháp luật trong nước hiện hành và tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tạo điều kiện thực thi đầy đủ, hiệu quả các cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA và hiện thực hóa các lợi ích được kỳ vọng từ Hiệp định. Trong đó, một số văn bản pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành theo trình tự rút gọn để kịp thời có hiệu lực ngay khi Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi.

Đối với Nghị định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực thi Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 - 2022, Bộ Tài chính đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến và thông tin rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân. Nghị định bao gồm 7 Điều và 3 Phụ lục đính kèm, bao gồm Phụ lục về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực thi Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020 – 2022 và Danh sách lãnh thổ thành viên EU.

Vụ Chính sách thương mại và đa biên cho rằng, việc ban hành Nghị định là cần thiết để thực thi cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016.

Đối với Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, ngay sau khi EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019, với tinh thần chủ động và tích cực, Bộ Công Thương đã tiến hành việc dự thảo thông tư quy định về QTXX trong EVFTA, cũng như lấy ý kiến rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan. Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Thông tư số 11/2020/TT-BCT bao gồm 5 Chương, 42 Điều và 8 Phụ lục ban hành kèm theo. Đây là văn bản pháp lý quan trọng hướng dẫn các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi cũng như cộng đồng trong việc thực thi quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định EVFTA. Việc sớm ban hành Thông tư hướng dẫn quy tắc xuất xứ trong EVFTA là một trong những hành động cụ thể về xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong nước nằm trong Kế hoạch hành động triển khai Hiệp định EVFTA của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA, tại Chương 2, Phụ lục 2-A, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam đối với gạo với lượng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm, trong đó gạo thơm đã xay xát với lượng hạn ngạch là 30.000 tấn/năm. Theo đó, các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được quy định rõ trong Hiệp định.

Để hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam, Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với EU trong quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hạn ngạch thuế quan của EU cho các loại gạo này. Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp sát sao với Bộ Công Thương để xây dựng Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký giấy chứng nhận chủng loại gạo, với chủ trương xây dựng cơ chế linh hoạt nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp có thể tận dụng được ngay các ưu đãi mà EU dành cho ta trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA.

Các thông tin liên quan về cơ chế này cũng đã và đang được cập nhật thường xuyên trên website chính thức về Hiệp định EVFTA (evfta.moit.gov.vn) để doanh nghiệp Việt Nam nắm được và hiểu rõ, từ đó chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường EU sớm nhất có thể.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin cùng chuyên mục

EU nới lỏng quy định xanh: Doanh nghiệp dệt may có ‘dễ thở’?

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Gỡ khó trong công tác đào tạo nhân lực ngành ngân hàng để thực thi, tận dụng tốt hơn các FTA

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Việt Nam và EU có nhiều điều kiện để hợp tác kinh tế, thương mại vững chắc

Hệ sinh thái tận dụng các FTA: Chiến lược phát triển bền vững cho ngành thủy sản

Hệ sinh thái tận dụng FTA - giải pháp để xuất khẩu điều thoát 'kiếp gia công', tăng giá trị

Xây dựng hệ sinh thái ngành thủy sản - ‘chìa khóa’ giải ‘bài toán’ tăng cơ hội tận dụng FTA

Hệ sinh thái FTA - động lực và nền tảng vững chắc hơn cho xuất khẩu da giày

Tuân thủ các quy định SPS trong Hiệp định EVFTA

Xây dựng Hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp da giày tận dụng tốt hơn EVFTA

Tận dụng EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU

Hiệp định EVFTA giúp hàng Việt Nam tăng lợi thế cạnh tranh, tăng thị phần tại Thụy Điển

Hiệp định EVFTA thúc đẩy thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam

Hiệp định EVFTA - khơi thông dòng chảy cho hàng Việt Nam vào thị trường Pháp

Các cam kết từ EVFTA: Động lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

'Xanh hóa' để làm chủ cuộc chơi trong hiệp định EVFTA

Ngành dệt may giải bài toán xuất xứ hàng hoá trong hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA: Thu hút đầu tư, tạo sức bật cho doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

"Đường cao tốc" để nông sản Việt chinh phục thị trường EU