Thứ bảy 16/11/2024 11:21

G20 tăng cường sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại chiếm tới 481 tỷ USD

Ngày 22/11, báo cáo mới nhất của WTO công bố kết quả các quốc gia thuộc nhóm G20 của các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp dụng 40 biện pháp hạn chế thương mại mới trong thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 10, chiếm khoảng 481 tỷ USD giá trị thương mại.

Những hạn chế mới này chiếm giá trị thương mại gấp 6 lần so với giai đoạn trước và là mức hạn chế lớn nhất kể từ khi WTO bắt đầu theo dõi tình hình thương mại G20 vào năm 2012. Trong tuyên bố này, Tổng giám đốc WTO - Roberto Azevedo - cho biết, các chính phủ của nhóm G20 và toàn thể cộng đồng quốc tế cần quan tâm nghiêm túc đến các kết quả của báo cáo. WTO đã làm tất cả những gì có thể để giúp giảm tình hình nhưng các giải pháp sẽ cần có ý chí chính trị và lãnh đạo từ G20, mà các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Argentina vào cuối tháng 11.

Số lượng các biện pháp hạn chế thương mại hàng tháng trung bình là 8 trong khoảng thời gian được rà soát, tăng từ 6 biện pháp mỗi tháng trong báo cáo trước đó (tính từ giữa tháng 10/2017 đến giữa tháng 5/2018), tuyên bố của WTO cho biết. Sự gia tăng của các biện pháp hạn chế thương mại và sự bất ổn được tạo ra bởi những hành động như vậy có thể đặt sự phục hồi kinh tế vào tình trạng rủi ro. Việc leo thang xung đột hơn nữa sẽ mang lại những rủi ro tiềm ẩn lớn cho thương mại toàn cầu, với các hiệu ứng cho tăng trưởng kinh tế, việc làm và giá tiêu dùng trên toàn thế giới.

¾ các hạn chế thương mại mới nhất là tăng thuế quan, phần nhiều trong số đó là để trả đũa đối với thuế thép và nhôm mà chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đặt ra hồi tháng 3. Nhưng trong báo cáo này, WTO đã không tính các biện pháp đã được công bố và chưa được thực hiện. Các nước G20 đã thực hiện trung bình hàng tháng gần 7 biện pháp tự do hóa thương mại, chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu, phù hợp với xu hướng chung kể từ năm 2012. Giá trị thương mại đối với các biện pháp tự do hóa được ước tính là 216 tỷ USD, gấp 2,5 lần so với báo cáo trước đó. 2/3 trong số đó là do Trung Quốc giảm hơn 1.400 dòng thuế đối với xe cộ, linh kiện và các sản phẩm khác. Việc mở rộng Hiệp định Công nghệ Thông tin của WTO là một biện pháp tự do hóa đã mang lại cho thương mại toàn cầu thêm 541 tỷ USD, tương đương 4% giá trị nhập khẩu của các nước G20.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Hội chợ kinh tế, thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt diễn ra từ ngày 26/11 đến 1/12

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Đẩy mạnh kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và châu Mỹ