Thứ hai 23/12/2024 11:34

EVFTA có hiệu lực: Sức ép nào cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ?

EVFTA có hiệu lực dự báo sẽ mang đến một làn sóng đầu tư mạnh từ các nước EU vào Việt Nam, trong đó phân phối bán lẻ là một trong những lĩnh vực tiềm năng.    

Phân phối bán lẻ đón làn sóng đầu tư từ EU

Thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (khoảng 96 triệu người), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%...).

Thị trường bán lẻ tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những trụ cột kinh tế khi duy trì tăng trưởng ngay trong giai đoạn cả nước gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Số liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.913,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đã đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tăng đến 17,3% so với tháng 4. Sức mua đang nhanh chóng tăng trở lại sau giai đoạn khó khăn vì giãn cách do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Saigon Coop sở hữu hệ thống bán lẻ rộng khắp và có sức cạnh tranh cao

Các yếu tố thuận lợi đó đã khiến làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đổ mạnh vào ngành bán lẻ Việt Nam. Các tập đoàn lớn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte, Central Group, Aeon, Circle K, K Mart, Auchan, Family Mart… đã liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Cũng theo Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA mới được Quốc hội thông qua dự báo sẽ giúp các doanh nghiệp lớn của các quốc gia thành viên EU đẩy mạnh đầu tư vào ngành phân phối, bán lẻ của Việt Nam. Ở góc độ tích cực, EVFTA sẽ thúc đẩy các nguồn vốn chất lượng cao của EU và các đối tác khác vào Việt Nam, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng của thương mại trong nước.

Tuy nhiên, EVFTA cũng có những tác động tiêu cực, tạo ra những thách thức lớn đối với doanh nghiệp phân phối trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối có quy mô nhỏ và vừa nếu bộ phận doanh nghiệp này không thay đổi để thích ứng trước những tác động mạnh mẽ của EVFTA.

Các nhà phân phối trong nước sẽ chịu áp lực gia tăng cạnh tranh, hệ thống chính sách pháp luật có thể không theo kịp biến động của thị trường. Cơ sở hạ tầng và pháp luật quản lý đối với thương mại điện tử có sự chênh lệch với các nước. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong lưu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa, khó khăn trong việc cân đối giữa phát triển kinh tế, thương mại là hàng loạt các vấn đề cần phải tính đến.

Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra, BRG Retail… mới đủ năng lực để cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.

Nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh

Sức ép của hội nhập kinh tế, phải thực hiện cam kết mở cửa thị trường nội địa theo các cam kết của các hiệp định như CPTPP và sắp tới là EVFTA, dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của doanh nghiệp nước ngoài nhằm mở rộng chuỗi bán lẻ tại Việt Nam đang đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra quyết định kịp thời để phát triển thị trường bán lẻ nói riêng và thị trường trong nước nói chung trong bối cảnh mới.

Với vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bán lẻ, những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều các cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong cuộc đua tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nội địa, đặc biệt là các chương trình, hoạt động quảng bá cho doanh nghiệp Việt, hàng Việt. Từ đó, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước từng bước xây dựng được thương hiệu, tạo lập vị thế trong lĩnh vực phân phối bán lẻ trên thị trường trong nước.

Các chương trình cụ thể như: Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo giai đoạn 2019-2020; Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020; Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt là Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động và triển khai từ năm 2009, nhờ đó sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước đã khẳng định chất lượng, giữ được chỗ đứng tại các kênh phân phối bán lẻ truyền thống và hiện đại.

Ngoài ra, nhằm triển khai hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ năm 2018 Bộ Công Thương đã ban hành một số văn bản để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi phân phối sản phẩm Việt tại thị trường trong nước.

Theo đó, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong và ngoài nước được chú trọng, nội dung các hoạt động gồm: tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất chuyên biệt; liên kết sản xuất, kinh doanh; phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường; tư vấn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng; thực hiện các thủ tục về sản xuất thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng.

Bộ Công Thương đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thay thế Nghị định số 23/2007/NĐ - CP. Bộ Công Thương cũng đã báo cáo Chính phủ củng cố, hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động phân phối bán lẻ của doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các hoạt động lập cơ sở bán lẻ, phát triển chuỗi bán lẻ của đối tượng này từ việc mở rộng phạm vi quản lý theo nhà đầu tư, tên, nhãn hiệu; chuẩn hóa điều kiện cấp phép, quy định chặt chẽ hơn về quy trình xem xét, thẩm tra tiêu chí ENT để cấp phép thành lập; cho đến việc quản lý quá trình hoạt động thông qua chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi Giấy phép và chấm dứt hoạt động.

Tuy nhiên, về lâu dài, trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, việc mở cửa thị trường theo các cam kết hội nhập quốc tế, cùng với việc các rào cản thương mại, điều kiện ràng buộc về thuế quan được gỡ bỏ là xu hướng tất yếu, không thể đảo ngược. Cụ thể, 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, việc xem xét ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ bị bãi bỏ và dịch vụ phân phối bán lẻ sẽ được mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên CPTPP.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khuyến cáo: “Cùng với các hỗ trợ của Bộ Công Thương trong việc tạo thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, cải thiện chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng. Chỉ làm được nhu vậy, mới chiếm lĩnh thành công thị phần".

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều