Thứ ba 03/12/2024 07:25

Duy trì biện pháp chống bán phá giá đối với thép hình chữ H từ Malaysia

Bộ Công Thương tiếp tục duy trì biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Malaysia theo Quyết định số 1975/QĐ-BCT được ban hành ngày 18/8/2021.

Thông tin về vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương bắt đầu điều tra vụ việc vào ngày 24/8/2020. Quá trình điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản pháp luật liên quan.

Trên cơ sở thông tin thu thập được từ các bên liên quan, Bộ Công Thương đã xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá của các sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu từ Malaysia, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước cũng như đánh giá tác động kinh tế-xã hội, gồm cả tác động tới các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng.

Trước đó, sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị áp dụng thuế CBPG từ năm 2017. Trước năm 2017, Malaysia không sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thép hình chữ H sang Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam áp dụng thuế CBPG thép hình chữ H với Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này của Malaysia sang Việt Nam đã tăng đột biến, lên hơn 213 tỷ đồng trong năm 2019 và 848 tỷ đồng trong năm 2020. Do đó, có dấu hiệu về việc thép hình chữ H được sản xuất tại Malaysia sau đó xuất khẩu sang Việt Nam nhằm lẩn tránh thuế CBPG áp dụng đối với thép hình chữ H của Trung Quốc.

Theo Cục Phòng vệ thương mại, sau khi cân nhắc tác động kinh tế-xã hội và tình hình cung-cầu hiện nay, Bộ Công Thương quyết định áp thuế CBPG chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ Malaysia ở mức 10,64%. Mức thuế này thấp hơn so với mức thuế đang áp dụng với thép hình H nhập khẩu từ Trung Quốc (bình quân khoảng 22%) và cũng thấp hơn nhiều so với mức thuế đề xuất của ngành sản xuất trong nước (16,30%). Quyết định áp thuế CBPG này có thể được rà soát, điều chỉnh định kỳ theo đúng quy định pháp luật.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả để triển khai các biện pháp ổn định thị trường thép theo đúng quy định, bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất và người tiêu dùng.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam theo sản lượng thông qua năm 2023

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế tại châu Âu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Doanh nghiệp Ba Lan mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới tại Việt Nam

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024