Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo bình ổn thị trường, tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Để giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát về định hướng phát triển thương mại điện tử bền vững, cũng như đâu là cơ hội để hàng Việt xuất khẩu đến các thị trường quốc tế thông qua nền tảng thương mại điện tử? Đâu là cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới? Ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam - đã có chia sẻ với độc giả Báo Công Thương.

Dưới góc độ vận hành một sàn thương mại điện tử lớn, ông có thể chia sẻ sự trưởng thành của hàng Việt thời gian qua, cũng như cơ hội mà thương mại điện tử đã đưa lại cho hàng Việt?

ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam
Ông Nguyễn Lâm Thanh - đại diện TikTok tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam

Thương mại điện tử là một phần của chuyển đổi số ở trong lĩnh vực bán lẻ. Con số thống kê có trên 20 tỷ USD doanh thu bán lẻ trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam là chưa đầy đủ nhưng qua đó cho thấy, mỗi năm ở Việt Nam có số lượng đơn hàng trên sàn thương mại điện tử rất lớn.

Nếu chúng ta quan sát thì sẽ thấy, thời gian gần đây, một số tuyến phố ngày xưa chuyên bán các mặt hàng thời trang giờ đã không xuất hiện. Ở một số chợ, tiểu thương cũng rất khó khăn, khi mà khách hàng giảm. Một số hàng hóa của Việt Nam, thậm chí những hãng thời trang nội địa đã nổi tiếng nhưng nếu không kịp thời ứng dụng công nghệ nói chung và ứng dụng internet, thương mại điện tử nói riêng thì họ gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì thế, khi triển khai nền tảng ứng dụng TikTok và TikTok Shop tại Việt Nam, việc đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là làm thế nào để hỗ trợ nhà nước, doanh nghiệp và người lao động đứng vững trong công cuộc chuyển đổi số của toàn thế giới. Và làm thế nào để hàng hóa Việt Nam sản xuất ra vẫn đưa đến được người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.

Từ năm 2023, TikTok đã triển khai chương trình chợ phiên OCOP. Ở chương trình này chúng tôi tổ chức các khóa đào tạo theo đúng cách hướng dẫn, cầm tay chỉ việc. Mỗi thứ 7 tổ chức 1 phiên livestream để giới thiệu nông sản đặc sản của các tỉnh, thành đến với người dùng trên cả nước. Mỗi phiên livestream có thể tiếp cận 5 triệu người, tôi cho như thế là chương trình khá thành công.

Tháng 6/2024, chúng tôi quyết định mở rộng chương trình sang giai đoạn 2 với tên gọi chương trình là Tự hào hàng Việt. Trong đó, chúng tôi phối hợp với các hội như: Hội nghề nghiệp, các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội doanh nhân… với mục tiêu cuối cùng là doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ của người Việt sẽ được hưởng những ưu đãi của nền tảng, bao gồm từ đào tạo, hỗ trợ công tác sau bán hàng, ngay cả các chương trình bán hàng trên nền tảng TikTok Shop…

Trong 6 tháng vừa qua, chúng tôi đã hỗ trợ được hơn 10.000 doanh nghiệp, với hơn 90.000 các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam đăng tải, đưa lên nền tảng TikTok và các hashtag liên quan chương trình như Tự hào Hàng Việt, hay OCOP đã đạt tới con số khủng 6 tỷ lượt tiếp cận, 6 tỷ lượt người xem ở Việt Nam.

Là đối tác lâu năm của Bộ Công Thương trong tổ chức Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia, chúng tôi thấy chương trình có sự lựa chọn rất kịp thời, đó là hỗ trợ Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Chúng tôi cam kết đồng hành cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương và đối tác khác giới thiệu nhiều nhất các sản phẩm dịch vụ của người Việt đến với cộng đồng người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, thông qua chương trình, chúng tôi cũng xây dựng liên minh không chỉ phía quản lý nhà nước mà còn của hiệp hội ngành nghề như: Hiệp hội thương mại điện tử, Hội hàng Việt Nam chất lượng cao, các doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước… xây dựng một nền thương mại điện tử bền vững và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội địa. Từ đó tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn dùng được những hàng hóa tốt, chi phí hợp lý, bảo đảm được nguồn thu cho Chính phủ, tái đầu tư để xây dựng các hạ tầng phục vụ nhân dân.

Qua thực tiễn, theo ông, điểm yếu lớn nhất của hàng Việt trong kỷ nguyên số là gì? Mức độ cạnh tranh của hàng Việt trong “cuộc đua” kinh doanh trên sàn thương mại điện tử xuyên biên giới ra sao?

Hàng Việt Nam thì có chất của hàng Việt, có đặc thù của hàng Việt, song do quy mô của doanh nghiệp sản xuất rất nhỏ so với toàn cầu. Các doanh nghiệp nhỏ không đủ nguồn lực để theo kịp với tiến bộ xã hội. Chính vì thế cần sự chung tay của nhà nước, các nền tảng để đào tạo.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhìn thấy rủi ro trong việc không hòa mình vào cuộc chuyển đổi số. Nếu doanh nghiệp bỏ qua chuyển đổi số trong công tác phân phối hàng hóa, quảng bá thương hiệu thì sẽ có ngày người tiêu dùng không biết đến họ nữa.

Qua thực tế, có nhiều doanh nghiệp cho rằng họ sản xuất hàng đặc sản, nhưng thực ra là hàng hóa sản xuất đến đâu thì bán đến đó, họ cũng không phát triển quy mô sản xuất. Như vậy, một lúc nào đó khách hàng không biết đến sự tồn tại của họ. Vì rất nhiều khách hàng giờ đây không có thói quen đến chợ, đến các cửa hàng mà chỉ ngồi trên bàn làm việc và xem hàng hóa trên điện thoại di động. Thói quen của khách hàng diễn ra nhanh, đặc biệt các bạn trẻ đang mất dần thói quen đi mua hàng trực tiếp.

Chưa kể, đến năm 2024 trào lưu mua sắm đi kèm với giải trí. Trong không gian rộng rãi, họ vừa giải trí và xem xét thuyết phục khách mua hàng. Doanh nghiệp phải nắm bắt được xu hướng này để chuyển đổi.

Với những điểm mới từ sự kiện Online Friday 2024, ông kỳ vọng gì về sự lan tỏa hàng Việt trên nền tảng số?

Với vai trò là đơn vị đồng hành cùng Online Friday, năm nay trên TikTok dự kiến có 500 phiên livestream, 3.000 doanh nghiệp tham gia và kỳ vọng có khoảng 5 triệu đơn hàng đến từ các phiên livestream. Bên cạnh đó, từ sự lan tỏa của chương trình đến người tiêu dùng trên cả nước, chúng tôi kỳ vọng có 1 tỷ người tiếp cận, 1 tỷ người xem chương trình.

Xin cảm ơn ông!

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Mobile VerionPhiên bản di động