Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024? Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành logistics phải tăng trưởng 20% và hướng tới quốc gia thương mại tự do Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Trước khi xảy ra các cuộc xung đột Ukraine và Trung Đông, hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi châu Âu qua hai tuyến vận tải. Phần lớn hàng xuất bằng đường biển qua kênh đào Suez và cập cảng Bắc Âu rồi theo các tuyến vận tải bộ về các nước. Một phần nhỏ, chủ yếu là hàng điện, điện tử của các tập đoàn lớn có vốn đầu tư tại Việt Nam khai thác tuyến đường sắt qua Trung Quốc, xuyên Siberia và tới Đông Âu qua ngả Ukraine hoặc Belarut.

Tuy nhiên, biến động địa chính trị đã làm gián đoạn cả hai tuyến vận tải truyền thống này khiến giá cước vận tải tăng vọt và thời gian kéo dài thêm. Theo báo giá của một số hãng tàu, vận chuyển container từ Việt Nam đi cảng Gdynia, Ba Lan trong thời gian gần đây có giá cước vận chuyển vào khoảng 2.800 USD/cont 20; 4.950 USD/cont 40 so với giá trước khi xung đột Trung Đông trong khoảng 1.500 USD/20’ cont.

Ngoài ra, tuyến đường sắt tới Đông Âu hiện chỉ vận hành ngả qua Belarut. Nhưng những căng thẳng chính trị giữa Tây Âu với Nga và Belarut đang đe dọa nghiêm trọng tương lai ổn định của hành lang đường sắt này.

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu
Một chuyến tàu chở hàng Trung Quốc - châu Âu khởi hành từ cảng quốc tế Tây An ở tỉnh Thiểm Tây đến Kazakhstan năm 2022. Ảnh: Xinhua

Trong bối cảnh đó, các hãng logistics châu Âu đã lên các phương án vận tải thay thế nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa hai khu vực kinh tế hàng đầu của thế giới đối phó với khả năng leo thang xung đột khu vực. Một trong những giải pháp logistics đang được thử nghiệm đó là tuyến đường sắt từ Trung Quốc qua Trung Á, Tây Á rồi vào Đông Âu với tiêu đề: “Hành lang vận tải chiến lược nhà ga LHS mới - Trung Quốc - Nga - Ukraine - Ba Lan - Liên minh châu Âu”.

Sáng kiến này được đưa ra nhằm mục đích tạo nhiều thuận lợi cho vận tải hàng hoá từ châu Á đi châu Âu và ngược lại bằng tuyến đường sắt, thay thế cho tuyến đường biển hiện nay.

Thông qua tuyến vận tải này, hàng hoá quanh khu vực châu Á sẽ được vận chuyển đến các cảng của Trung Quốc, sau đó sẽ được vận chuyển đường sắt đi qua Nga, Ukraine và đến Ba Lan, để thâm nhập sâu hơn vào các nước châu Âu. Với đặc điểm là nhờ đường ray rộng (1.520 mm) đặc trưng của khổ đường hậu Xô Viết tại Ba Lan, có thể kết nối trực tiếp với các quốc gia thuộc Liên Xô cũ dễ dàng, sẽ cho phép vận chuyển hàng hoá mà không cần bốc hàng tại biên giới. Điều này giúp tối ưu hoá triệt để thời gian và tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó, các hoạt động quản lý, giám sát được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến giúp giảm nguy cơ chậm trễ và cải thiện hoạt động logistic.

So với hai tuyến vận tải cũ ở trên, thì việc vận chuyển hàng hoá qua nhà ga LHS này sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển, cũng như độ trễ của giao hàng do không bị ảnh hưởng của thời tiết như vận tải biển.

Bên cạnh đó, nhà ga LHS cũng sử dụng các nguồn năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo để giảm thiểu khí thải và bảo vệ môi trường. Dự án nhà ga LHS có thể được coi là một trung tâm hậu cần chiến lược và là tuyến giao thông trọng điểm giữa Phương Đông và Phương Tây. Và Ba Lan chính là cửa ngõ để vận chuyển hàng hoá và đi sâu trong nội địa châu Âu như Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ và các nước Bắc Âu.

Với vị trí địa lý địa lý gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, trên tuyến hàng hải quốc tế, đặc biệt với vị trí địa lý giáp Trung Quốc, cùng với đó là cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam đang được chú trọng đầu tư cả đường bộ, đường sắt, đường biển, và hàng không. Việc tham gia một mắt xích trong dự án nhà ga LHS có thể là một trong những cơ hội mới cho ngành logistic Việt Nam trong vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá đi Ba Lan và thâm nhập sâu hơn vào các nước châu Âu khác mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào vận tải biển như hiện nay.

Trong chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 8/11/2024 đã đánh giá cao vị trí chiến lược và vai trò của Trung tâm Logistic Trùng Khánh trong việc kết nối giao thương, và mong muốn tiếp tục tăng cường kết nối với Việt Nam, nhất là tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam qua Trùng Khánh, Trung Quốc tới Trung Á và châu Âu.

Hiện nay, tuyến đường sắt Việt Nam đang vận tải hàng hoá trong các nước ASEAN quá cảnh qua Việt Nam. Các container này sẽ được nối vào các đoàn tàu Á - Âu xuất phát tại Trùng Khánh đi tới các điểm cuối ở các thành phố ở châu Âu.

Với lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam có khả năng phát triển thành trung tâm trung chuyển đường sắt từ các nước ASEAN, cũng như hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đi Trùng Khánh, Trung Quốc và tham gia vào dự án LHS để xuất khẩu hàng hoá đi Ba Lan nói riêng và châu Âu nói chung. Việc vận chuyển bằng đường sắt này sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá so với đường biển và có mức giá cước thấp hơn nhiều đường hàng không.

Mặc dù dự án nhà ga LHS được kỳ vọng là tuyến vận chuyển đường sắt có thể thay thế những tuyến hàng hải đường biển cũ như Suez, Panama, và các tuyến đường biển Âu - Phi - Á hay tuyến đường Bắc Cực song do chiến tranh xung đột giữa Nga và Ukraine, những tư tưởng bài xích Nga của Ba Lan cũng sẽ làm ảnh hưởng đến dự án nhà ga LHS.

Tổng thống Donald Trump, người vừa mới đắc cử Tổng thống lần thứ 47 của Hoa Kỳ đã tuyên bố sẽ chấm dứt chiến tranh Nga - Ukraine sau khi nhậm chức vào tháng 2/2025. Điều này đang được cả thế giới đón chờ những hành động của ông và việc chấm dứt chiến tranh xung đột giữa Nga - Ukraine sẽ tạo điều kiện hơn cho việc thực thi dự án vận tải nhà ga LHS và Việt Nam có thể tham gia là một mắt xích trung chuyển trong hệ thống vận tải Á - Âu này.

Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam: Điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2025

Việt Nam: Điểm đến đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp Trung Quốc trong năm 2025

Bất chấp những lo ngại về thuế quan từ Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2025.
Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với hạt nhựa EPS nhập khẩu, trong đó, Việt Nam không nằm trong danh sách các nước đang phát triển được loại trừ.
Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Logistics Việt Nam vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

Sự đồng hành của Đảng, Nhà nước và sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa ngành logistics Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Tiêu chí xếp hạng dựa trên số liệu (doanh thu) được công bố đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và có cung cấp dịch vụ logistics.
Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam theo sản lượng thông qua năm 2023

Top 10 cảng biển lớn nhất Việt Nam theo sản lượng thông qua năm 2023

Các cảng biển Việt Nam đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với xu hướng phát triển nhờ vào sự đầu tư và chiến lược phát triển.
Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024-Vietnam Grand Sale 2024 là cơ hội để khai thác tối đa thị trường nội địa, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Thấy gì qua Báo cáo Logistics Việt Nam 2024?

Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề Khu thương mại tự do vừa được Bộ Công Thương phát hành đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ngành logistics Việt Nam.
Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Sáng 2/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 10 năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD.
Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Thấy gì từ việc Việt Nam lọt Top 30 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới?

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam góp mặt trong Top 30 nền kinh tế xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đứng ở vị trí 23.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế tại châu Âu

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt tham gia Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế tại châu Âu

Ngày 30/11, diễn ra lễ khai mạc Khu gian hàng quốc gia Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA năm 2024 tại Milan, Italia.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẵn sàng cho Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện công tác chuẩn bị cho sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 đã hoàn tất.
Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

Với sự góp mặt của hàng nghìn nhà sáng tạo nội dung và hàng trăm nhãn hàng Việt Nam, đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024.
CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Online Friday 2024 là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định được vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã chính thức khai mạc tối ngày 29/11/2024, tại Cung thiếu nhi Hà Nội.
Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Tối 29/11 tại Cung thiếu nhi Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024.
Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thương mại điện tử đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Đâu là lý do khiến xuất khẩu thủy sản tự tin cán mốc 10 tỷ USD?

Sau khi đạt mức đỉnh 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 tuy chững nhẹ với giá trị đạt 924 triệu USD, đưa kim ngạch 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động