Đường đến xe điện “còn xa”, Toyota tiếp cận đa chiều trong mục tiêu trung hòa carbon
Chính vì vậy, “xanh hóa” trên các dòng xe hiện hành là giải pháp phù hợp ở thời điểm hiện tại.
“Dấu gạch nối” hướng đến tương lai
Trước những áp lực về nguồn cung nhiên liệu ngày càng hạn hẹp, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, Chính phủ và doanh nghiệp các nước đều đang nỗ lực tìm giải pháp giảm phát thải cho các phương tiện vận tải, bảo vệ môi trường. Theo đó, các hãng xe hơi cam kết đầu tư gần 600 tỷ USD cho việc phát triển xe điện trong 1 thập kỷ tới và Toyota được cho là hãng đầu tư lớn nhất với hơn 70 tỷ USD.
Hội thảo giải pháp xanh hướng đến trung hòa carbon |
Các chuyên gia trong ngành nhận định, ngành công nghiệp ô tô đang ở ngã rẽ quan trọng, nơi thành tựu hàng trăm năm của ô tô xăng/dầu sắp được thay thế bằng xe điện. “Tuy nhiên, để đi đến tương lai ấy còn rất xa, ở thời điểm hiện tại, /chu-de/xe-dien.topic đã ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, song vẫn chưa thực sự phổ biến và càng không thể ngay lập tức chuyển đổi tất cả xe dùng động cơ đốt trong thành xe dùng động cơ điện” - một chuyên gia trong lĩnh vực ô tô nhận định.
Tại Việt Nam, lộ trình điện khí hóa được Chính phủ đề ra với mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, khi khả năng phát triển xe điện vẫn còn nhiều hạn chế như: Giá thành cao, hạ tầng trạm sạc còn thiếu... Toyota đưa ra giải pháp tiếp cận đa chiều cho mục tiêu trung hòa carbon, đó là bên cạnh phát triển xe điện thì hãng còn triển khai các giải pháp khác, điển hình là sự thành công Hybrid (HEV - xe xăng lai điện). Ở thời điểm hiện tại, hãng xe Nhật Bản cho rằng xe hybrid là giải pháp phù hợp và xăng sinh học là giải pháp tiềm năng giúp giảm phát thải carbon ngay lập tức và là “dấu gạch nối” hướng đến tương lai.
Tiếp cận đa chiều trong giảm phát thải CO2
Theo Toyota, xe hybrid kết hợp được ưu thế của động cơ xăng và động cơ điện trên cùng một mẫu xe, như vận hành bền bỉ, êm ái, giảm tiếng ồn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường. Công nghệ này cũng không cần hạ tầng trạm sạc phức tạp và đầu tư tốn kém bởi pin lưu trữ điện năng trên xe tự sạc thông qua quá trình vận hành. Đây là mấu chốt giúp xe hybrid là lựa chọn phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng ở những quốc gia đang phát triển và trong đó có Việt Nam.
Toyota Việt Nam phát triển dải sản phẩm hybrid |
Là nhà sản xuất tiên phong giới thiệu các mẫu xe Hybrid trong phân khúc xe phổ thông, Toyota hiện là hãng sở hữu nhiều mẫu xe hybrid nhất và đạt doanh số cao nhất tại thị trường Việt Nam.
Đến nay, dải sản phẩm xe hybrid của hãng Nhật ngày càng được kiện toàn với 6 mẫu xe trải dài các phân khúc gồm Corolla Cross hybrid, Camry hybrid, Corolla Altis hybrid, Yaris Cross hybrid, Innova Cross hybrid và Alphard hybrid. Tính đến tháng 11/2023, doanh số tích lũy xe Toyota hybrid đã đạt mốc 7.910 xe.
Bên cạnh đó, Toyota còn nỗ lực nghiên cứu nhiên liệu nhằm giảm phát thải trên xe động cơ đốt trong và tối ưu phát thải trên xe hybrid thông qua dự án nghiên cứu nhiên liệu sinh học, phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn. Trong các điều kiện sử dụng khác nhau, cả hai mẫu xe xăng và hybrid đều cho kết quả tiêu thụ nhiên liệu, giảm phát thải tối ưu hơn khi sử dụng xăng sinh học. Đặc biệt, trong các điều kiện hoạt động khác nhau với cả 3 loại xăng, xe hybrid cho hiệu quả cắt giảm CO2 tốt hơn xe ICE, lớn nhất là 61% trong điều kiện nội đô. Xe hybrid cũng cho hiệu quả cắt giảm khí độc hại rõ rệt so với xe động cơ đốt trong với cả 3 loại xăng, lớn nhất giảm 27% khí HC và 48% khí CO.
PGS-TS. Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc Chương trình đào tạ kỹ thuật ôtô, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội - Chủ nhiệm dự án nhận định: “Tại Việt Nam, xăng E5 và xe hybrid là giải pháp hiệu quả cho việc tiết kiệm nhiên liệu và cắt giảm phát thải”.
Giảm phát thải CO2 không chỉ là kiểm soát thứ thoát ra từ ống xả ô tô. Quan điểm Well to Wheel cho rằng, đó phải là tổng hòa từ khâu nghiên cứu và phát triển; đến chuỗi cung ứng, sản xuất, phân phối sản phẩm; quá trình sử dụng trong suốt vòng đời của chiếc xe và cuối cùng là xử lý, tái chế. Theo Toyota, điều đó có nghĩa là phải quản lý phát thải từ lúc sản xuất cho đến khi tái chế phương tiện.
Bởi vậy, Toyota Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường, hoàn thiện chu trình xanh khép kín trên toàn hệ thống, từ nhà cung cấp, đơn vị vận chuyển, nhà máy đến đại lý, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. Tính riêng trong năm 2022, toàn bộ hệ thống Toyota đã giảm phát thải 11.658 tấn CO2 với nhiều hoạt động như: Lắp đặt và sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sạch, cải tiến thiết bị để tối ưu hóa công suất...
Theo lãnh đạo Toyota Việt Nam, tất cả các giải pháp trên đều nhằm mục đích thực hiện 6 thách thức môi trường mà Toyota toàn cầu đã đề ra (giảm phát thải CO2 trên các mẫu xe mới, không phát thải CO2 trên toàn bộ vòng đời xe, nhà máy không CO2, tiết kiệm nước, phát triển công nghệ và hệ thống tái chế, xây dựng xã hội hài hòa với thiên nhiên), chung tay hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.