Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: Nhiều quy định chuyên biệt, nhân văn

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên bổ sung nhiều chính sách, quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho người chưa thành niên.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên Đề xuất 88 công việc cấm sử dụng người chưa thành niên Cần thiết rút ngắn thời hạn tố tụng với người chưa thành niên bằng 1/2 người lớn

Giảm mức phạt tù tối đa đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

Chiều 13/8/2024, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Ảnh: Q.H

Báo cáo một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp NCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, đa số ý kiến nhất trí phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm hình phạt và thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên. Có ý kiến đề nghị, chỉ nên tập trung quy định về xử lý chuyển hướng và một số vấn đề có tính chất nguyên tắc về tội phạm, hình phạt.

Thường trực Ủy ban Tư pháp báo cáo như sau: Xuất phát từ đặc điểm của NCTN là người chưa trưởng thành về mọi mặt. Đặc biệt, khi tham gia vào các quy trình tư pháp hình sự đều dễ bị tác động tiêu cực, nhất là khi phải đối diện với các biện pháp có tính chất cưỡng chế.

Đặc điểm này đòi hỏi Nhà nước khi thiết kế chính sách xử lý, cần có cách tiếp cận chuyên biệt, khác với người trưởng thành. Với mục đích xây dựng một đạo luật chuyên biệt và toàn diện về tư pháp NCTN, hai vấn đề cốt lõi là hình phạt và thủ tục tố tụng hình sự cần phải được điều chỉnh trong Luật này.

Đây là 2 trong số 6 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án Luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tiếp thu ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan thống nhất đề nghị cho giữ phạm vi điều chỉnh như Điều 1 của dự thảo Luật.

Về các hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội (Điều 108), nhiều ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật về 4 loại hình phạt áp dụng với NCTN. Có ý kiến đề nghị, chỉ quy định hình phạt tù có thời hạn và bỏ 3 hình phạt (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ).

Theo Thường trực Ủy ban Tư pháp, một trong những điều kiện để được áp dụng xử lý chuyển hướng là phải có đề nghị của NCTN; không có sự tự nguyện, thành tâm sửa chữa lỗi lầm từ phía NCTN, không thể được áp dụng biện pháp này vì sẽ tiềm ẩn nguy cơ tái phạm khi được xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.

Trường hợp NCTN không đề nghị áp dụng xử lý chuyển hướng thì phải chịu hình phạt. Ngoài hình phạt tù có thời hạn, việc dự thảo Luật tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự về 3 loại hình phạt khác (gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, đồng thời thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ...).

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan thống nhất đề nghị cho giữ quy định về 4 loại hình phạt để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính hướng thiện trong xử lý NCTN.

Về mức phạt tù có thời hạn (Điều 112), nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật về mức phạt tù có thời hạn. Có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Hình sự.

Thường trực Ủy ban Tư pháp báo cáo như sau: So với nhiều nước trên thế giới, mức phạt tù tối đa đối với NCTN theo Bộ luật Hình sự nước ta là khá cao, nhiều nước chỉ quy định mức phạt tù tối đa đến 10 năm hoặc thấp hơn.

"Dự thảo Luật giảm mức phạt tù tối đa đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi còn 9 năm, đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi còn 15 năm nhằm thể chế hóa yêu cầu của Đảng về “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự... đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý người phạm tội” và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới, đồng thời vẫn bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa" - bà Lê Thị Nga cho hay.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan thống nhất đề nghị cho giữ quy định về mức phạt tù có thời hạn như dự thảo Luật.

Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 114), nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo Luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Có ý kiến đề nghị giữ như quy định của Bộ luật Hình sự. Có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan rà soát kỹ lưỡng và thấy rằng quy định như Điều 103 Bộ luật Hình sự về tổng hợp hình phạt là bất hợp lý, dẫn đến thiếu công bằng.

Thường trực Ủy ban Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định về tổng hợp hình phạt theo hướng: Không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm (mà không chỉ áp dụng với 5 tội như dự thảo Luật trình Quốc hội).

Quy định như vậy vừa bảo đảm phân hóa được chính sách xử lý giữa NCTN phạm 1 tội với NCTN phạm nhiều tội; vừa không tăng nặng trách nhiệm xử lý so với quy định của Bộ luật Hình sự; vừa khắc phục được bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự về tổng hợp hình phạt; vừa không phát sinh những mâu thuẫn mới trong tổng hợp hình phạt.

Vì sao cần tách riêng vụ án có NCTN phạm tội để giải quyết độc lập?

Về tách vụ án có NCTN phạm tội (Điều 136), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật phải tách riêng vụ án có NCTN phạm tội để giải quyết độc lập. Một số ý kiến đề nghị không tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội. Có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát.

Theo Thường trực Ủy ban Tư pháp, nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, thực thi đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dự thảo Luật bổ sung nhiều chính sách và quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho NCTN như: Thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN không quá ½ thời hạn đối với người trưởng thành. Người tiến hành tố tụng phải đáp ứng điều kiện đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết án liên quan đến NCTN.

Quy định cụ thể về việc giữ bí mật thông tin cá nhân của NCTN trong toàn bộ quá trình tố tụng và thi hành án. Quy định trình tự, thủ tục, thời hạn chuyên biệt và cụ thể để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với NCTN. Ngoài ra, còn nhiều chính sách chuyên biệt khác chỉ áp dụng với NCTN.

Quá trình chỉnh lý, trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng các chính sách mới của dự thảo Luật, đại diện các cơ quan tham gia chỉnh lý (Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao) đều thống nhất với dự thảo Luật phải tách vụ án có NCTN phạm tội để giải quyết riêng.

Tuy nhiên, thảo luận trong Thường trực Ủy ban Tư pháp, có 2 loại ý kiến đối với vấn đề này. Thứ nhất: Tán thành quy định phải tách vụ án đối với NCTN để giải quyết riêng; đồng thời, đề nghị giao Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về phối hợp trong thực hiện việc tách vụ án.

Phương án này sẽ bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chính sách mới nhân văn của dự thảo Luật; đồng thời không tạo ra mâu thuẫn giữa các quy định của dự thảo; không làm phát sinh các mâu thuẫn với Bộ luật Tố tụng hình sự; loại trừ những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN (nếu không tách riêng vụ án để giải quyết) đúng như ý kiến của đại diện các cơ quan tham gia chỉnh lý đã nêu ở trên.

Thứ hai: Đề nghị quy định theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng “có thể” tách riêng vụ án đối với NCTN để giải quyết. Phương án này tạo sự linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, giao cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc, quyết định.

Trên cơ sở từng vụ án cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đối chiếu với các quy định của Luật Tư pháp NCTN và Bộ luật Tố tụng hình sự để quyết định tách riêng vụ án với NCTN hoặc vẫn giải quyết chung trong cùng vụ án với người trưởng thành.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều

Nhân lực:

Nhân lực: 'Chìa khóa' thành công trong phát triển điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị

Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị 'Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân'

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Đại biểu Quốc hội: Ngành Công Thương đạt nhiều dấu ấn

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Công điện của Thủ tướng về việc khắc phục sự cố công trình Thủy điện Đắk Mi 1

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thu hút người tài vào khu vực công: Tiền lương ra sao?

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thủ tướng: Năm 2025 ngành Tài chính phải phản ứng chính sách kịp thời, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng...

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thi hành kỷ luật 68 cán bộ diện Trung ương quản lý

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Quy định mới với người nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ 1/1/2025

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội năm 2024

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Thủ tướng: Mở rộng thị trường xuất khẩu để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Thủ tướng chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Việt Nam - Lào: Nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc

Thủ tướng: Sắp xếp bộ máy Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không để gián đoạn công việc