Thứ hai 23/12/2024 12:56

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Bổ sung thêm nhiều quyền, lợi ích cho người lao động

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội được xây dựng theo hướng mở rộng đối tượng tham gia và gia tăng quyền, lợi ích cho người lao động.

Thông tin về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Duy Cường cho biết, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội là nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp và thể chế hóa các nội dung trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội theo hướng đa dạng, linh hoạt, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, tiến tới bao phủ bảo hiểm xã hội toàn bộ lực lượng lao động.

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 5 quan điểm chính. Một là, bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của an sinh xã hội toàn dân dựa trên quyền con người theo quy định của Hiến pháp (Điều 34); bảo đảm quyền an sinh xã hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013; thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và các văn kiện, nghị quyết có liên quan.

Hai là, kế thừa, phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định chưa phù hợp, bảo đảm tính khả thi, dài hạn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; bổ sung những quy định mới phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế.

Ba là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người lao động được tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Bốn là, xây dựng các chế độ bảo hiểm xã hội đa tầng theo nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững. Năm là, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có đặc điểm tương đồng với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Ông Nguyễn Duy Cường nêu rõ, điểm nổi bật của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đó là bổ sung thêm nhiều quyền, lợi ích cho người lao động so với luật hiện hành. Đáng chú ý là việc giảm điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, việc sửa đổi này góp phần hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng bảo hiểm xã hội của Nghị quyết số 28-NQ/TW để ngày càng có thêm nhiều người hơn được hưởng lương hưu, đồng thời cũng khuyến khích người lao động bảo lưu, tiếp tục tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hằng tháng thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Ngoài ra, việc điều chỉnh này cũng phù hợp với kinh nghiệm quốc tế, xu hướng nhiều quốc gia trước đây cũng quy định thời gian đóng tối thiểu 20 năm để được hưởng lương hưu thì hiện nay các quốc gia này đều đã có điều chỉnh giảm. "Quy định này cũng tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia), hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng được hưởng lương hưu hằng tháng"- ông Nguyễn Duy Cường nói.

Đối với việc tăng thêm sức hấp hẫn của bảo hiểm xã hội tự nguyện, dự thảo luật quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi sinh con có cơ hội được hưởng trợ cấp thai sản. Đặc biệt, nguồn kinh phí chi trả sẽ do ngân sách Nhà nước đảm bảo và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải đóng thêm so với quy định hiện hành.

Mặt khác, điểm đáng chú ý của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) khác đó là bên cạnh tầng bảo hiểm xã hội cơ bản, tầng bảo hiểm hưu trí được bổ sung sẽ hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng. Đồng thời, quy định về liên kết giữa tầng trợ cấp hưu trí xã hội với tầng bảo hiểm xã hội cơ bản được bổ sung nhằm mở rộng đối tượng thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đặc biệt, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định đối tượng công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo. Quy định này kỳ vọng sẽ giúp tăng độ bao phủ của bảo hiểm xã hội để hướng đến mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân.

Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội cho rằng, quy định giao Chính phủ quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội cũng giúp linh hoạt, phù hợp hơn với tình hình, xu hướng phát triển của đất nước, khi mà đời sống kinh tế-xã hội chung của đất nước được nâng lên, người dân có được sự thụ hưởng tốt hơn các chính sách an sinh xã hội từ Nhà nước.

Dự thảo cũng quy định người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thì có thể lựa chọn hưởng trợ cấp hàng tháng (thấp nhất bằng với mức trợ cấp hưu trí xã hội) từ Quỹ Bảo hiểm xã hội cho thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Số tiền đưởng hưởng tùy thuộc vào thời gian đóng, tiền lương, thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của họ; đồng thời trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng thì được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

Thông tin thêm từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã mở rộng đối tượng tham gia với người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28-NQ/TW. Do đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tiếp tục mở rộng đối tượng chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương và người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt (người lao động làm việc không trọn thời gian) sẽ tham gia và thụ hưởng 5 chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc.

"Việc bổ sung các đối tượng trên sẽ đảm bảo phù hợp với những quy định mới của Bộ luật Lao động, đồng thời đảm bảo gia tăng quyền lợi khi các nhóm đối tượng tham gia và gia tăng diện bao phủ của bảo hiểm xã hội"- ông Nguyễn Duy Cường nhấn mạnh.

Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được hoàn thiện để trình Chính phủ cho ý kiến để trình Quốc hội thảo luận lần thứ nhất tại kỳ họp tháng 10/2023.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Bốn trường hợp nào được bổ sung hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2025?

Vì sao quy trình tư vấn bảo hiểm của FWD ghi điểm với khách hàng?

Vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 3 doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 315 triệu đồng

Prudential ứng dụng AI tạo sinh giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng khi ghi âm quá trình tư vấn

Một số quy định mới về cấp chứng chỉ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm

VNI đẩy mạnh đầu tư chất lượng dịch vụ, khẳng định vị thế tiên phong ngành bảo hiểm xe cơ giới

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ được trợ cấp hưu trí: Bảo đảm an sinh xã hội

Manulife tổ chức khám bệnh miễn phí cho người dân Đà Nẵng, Nghệ An

Tổng công ty CP Bảo Minh: phát huy thành tựu 30 năm, hướng tới tương lai với khí thế mới

Từ 1/7/2025: Hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động như thế nào?

Đến năm 2025 phải đạt 45% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội

Chubb Life Việt Nam mở rộng văn phòng đối tác Infinity tại Nghệ An

Chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gia tăng cao

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): chi trả hơn 745 tỷ đồng cổ tức bằng tiền trong tháng 12/2024

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Cách đăng nhập Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm Xã hội Việt Nam bằng tài khoản VneID

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Gần hai thập kỷ Bảo hiểm Vietinbank đồng hành cùng khách hàng 'sống trọn hành trình rực rỡ'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả