Du lịch Hà Nội cần thay đổi để phục hồi

Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, ngành kinh tế xanh của Thủ đô đã có giai đoạn vàng phát triển ấn tượng, tuy nhiên vẫn tồn tại, bộc lộ những hạn chế. Vì vậy, dịch Covid-19 được coi như một cú huých để du lịch Thủ đô "thay máu", nhanh chóng chuyển đổi để phục hồi.

Khẳng định vị thế trung tâm du lịch

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về phát triển du lịch, thời gian qua ngành kinh tế xanh của Hà Nội đã có bước phát triển ấn tượng. Trong đó, nhiều sản phẩm du lịch mới được đưa vào phục vụ nhân dân và du khách; Hà Nội dần trở thành địa điểm tổ chức các hội nghị, sự kiện tầm cỡ quốc tế như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, các giải thể thao quốc tế... qua đó đã giúp Hà Nội dần khẳng định vị thế, thương hiệu của một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Du lịch Hà Nội cần thay đổi để phục hồi
Du lịch Hà Nội cần đổi mới để xứng đáng với vai trò, vị trí là trung tâm du lịch của cả nước

Thủ đô Hà Nội liên tiếp được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá, bình chọn nằm trong top các điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới, đồng thời nhận nhiều giải thưởng và đề cử danh giá như: Hà Nội trong hai năm 2018, 2019 được vào danh sách các thành phố bình chọn “Điểm đến thành phố hàng đầu thế giới của Tổ chức Giải thưởng du lịch thế giới (WTA)”. Năm 2019, 2020, Hà Nội tiếp tục có mặt trong các bảng xếp hạng về du lịch uy tín, đứng thứ 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới do du khách bình chọn trên trang web TripAdvisor.

Giám đốc Sở Du lịch TP. Hà Nội - bà Đặng Hương Giang - cho biết, giai đoạn 2016 - 2019, tăng trưởng khách du lịch bình quân đến Hà Nội đạt 10,1%/năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng thu từ khách du lịch có sự tăng trưởng cao, bình quân 17,6%/năm, đến năm 2019 đạt 103.812 tỷ đồng. Năm 2019, ngành du lịch đã đóng góp 12,54% vào GRDP của TP. Hà Nội.

Đánh giá cao những kết quả tích cực mà du lịch Hà Nội đã đạt được trong giai đoạn 2016 - 2019, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh khẳng định, Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, có vai trò hết sức quan trọng trong ngành du lịch. Du lịch đã tạo ra nhiều việc làm, góp phần bảo tồn phát triển di sản văn hóa, đóng góp chung vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Đổi mới sản phẩm, tăng sức hút

Sau giai đoạn "phát triển vàng" của du lịch Thủ đô (2016-2019) khi đón gần 29 triệu lượt khách vào năm 2019, dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát khiến mức độ tăng trưởng của ngành du lịch bị sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2020, khách du lịch đến Hà Nội giảm 70%, tổng thu từ khách du lịch giảm 73%, công suất bình quân khối khách sạn giảm 38% so với năm 2019. Năm 2021, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục "kéo" ngành du lịch Thủ đô rơi vào khủng hoảng khi có đến 90% doanh nghiệp du lịch tạm dừng hoạt động, 95% lực lượng lao động tạm thôi việc hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Cùng với khó khăn do dịch bệnh, bà Đặng Hương Giang thừa nhận rằng, các sản phẩm du lịch tuy được bổ sung mới, nâng cấp chất lượng, song so với các trung tâm du lịch lớn trong nước và trong khu vực còn thiếu sự hấp dẫn. Chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến du lịch văn hóa chưa cao; thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành liên quan với ngành du lịch trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy tài nguyên, nâng cấp điểm du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú chưa đồng bộ. "Hà Nội còn thiếu doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt thị trường du lịch quốc tế; ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số còn chậm triển khai; tiến độ một số dự án lớn phát triển du lịch còn chậm dẫn đến thiếu các khu, điểm vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ, mang thương hiệu du lịch Thủ đô.."- bà Giang cho hay.

Sau cú sốc Covid-19, để có thể nhanh chóng phục hồi và phát triển, theo các chuyên gia, Hà Nội cần tập trung vào những sản phẩm thế mạnh, rõ tính đặc trưng. Ngoài du lịch văn hóa, làng nghề, Hà Nội có thể đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện), du lịch sinh thái, cộng đồng... Phó Chủ tịch Ban cố vấn Hiệp hội Du lịch Việt Nam - ông Trương Minh Tiến - gợi ý, Hà Nội cần lựa chọn, đầu tư phát triển các sản phẩm đặc trưng, ví dụ như cần có sự lựa chọn những làng nghề tiêu biểu, phù hợp đón khách du lịch chứ không nên phát triển du lịch làng nghề ồ ạt. Bên cạnh đó, Hà Nội cần nâng cấp hạ tầng du lịch, như các tuyến đường vào khu du lịch; có chỉ dẫn về điểm dừng xe cho các tour, tuyến; quy hoạch hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các khu du lịch.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhận định, hiện tại đây là giai đoạn cũng như cơ hội để Hà Nội nhìn nhận lại điểm mạnh, yếu cũng như xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp để dần phục hồi. Theo đó, lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho rằng, du lịch Hà Nội cần tập trung vào các nhóm giải pháp để đáp ứng tiêu chí du lịch Thủ đô an toàn, thân thiện, hấp dẫn, bao gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò của ngành; đánh giá nhìn nhận du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế của đất nước, tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường; tạo ra sản phẩm mới, làm mới các sản phẩm đã có. Du lịch cần kết hợp với văn hóa để tạo ra những chương trình nghệ thuật đặc sắc, thu hút khách du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tới những thị trường tiềm năng, phát huy những loại hình sẵn có như du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch ẩm thực...; nâng cao năng lực cạnh tranh, ban hành những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động, phát triển.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang: Sở Du lịch Hà Nội sẽ tiếp thu ý kiến về đổi mới du lịch Thủ đô để hoàn thiện dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo và dự thảo Nghị quyết về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo để trình UBND TP. Hà Nội.
Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: du lịch Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động