Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Cảnh báo hóa đơn tiền điện tháng 4 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ tăng đột biến Hóa đơn tiền điện ở TP. Hồ Chí Minh tăng đột biến sau kỳ nghỉ lễ: Ngành điện nói gì?

Ngay từ những ngày đầu tháng 4/2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã liên tục có những cảnh báo gửi tới các khách hàng về việc hóa đơn tiền điện tháng 4 sẽ tăng đột biến, do lượng điện năng tiêu thụ trong tháng 4 năm nay sẽ tăng cao.

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh vận động khách hàng doanh nghiệp ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao, dịch chuyển sản xuất... để tăng cường tiết kiệm điện (Ảnh: Thanh Minh)

Theo ghi nhận, thời tiết nắng nóng bất thường kéo dài liên tục trong tháng 4 với nền nhiệt trung bình trên 35 độ C và lên tới 40 độ C vào buổi trưa đã khiến nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt điện… tại các công ty, xí nghiệp và hộ gia đình tăng cao. Điều này dẫn tới việc điện năng tiêu thụ rơi vào bậc 4-5-6 theo Quy định về giá bán lẻ điện của Bộ Công Thương ban hành năm 2023.

Cụ thể, tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. Hồ Chí Minh đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Đáng chú ý, trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên (chiếm 75% tổng số khách hàng hộ gia đình) với sản lượng điện tiêu thụ trên 1,44 tỷ kWh (chiếm 52,38% tổng sản lượng và tăng 20% tháng 3/2024).

Trong đó, có những ngày tiêu thụ điện TP. Hồ Chí Minh vượt 100 triệu kWh/ngày. Đơn cử ngày 24/4 là 101,47 triệu kWh, 25/4 là 103,99 triệu kWh, 26/4 là 103,46 triệu kWh. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới việc hoá đơn tiền điện tháng 4 năm nay tăng cao so với các tháng trước.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Quốc gia, nền nhiệt tháng 5 có giảm so với tháng 4 nhưng vẫn còn ở mức cao. Do đó, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh khuyến nghị khách hàng, các hộ gia đình thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, đặc biệt là các thiết bị làm mát như máy lạnh, quạt hơi nước…

Đặc biệt, do nắng nóng kỷ lục, UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định trên địa bàn Thành phố trong mùa khô, năm 2024 và các năm tiếp theo.

Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị, đối với cơ quan hành chính sự nghiệp, tòa nhà văn phòng: Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc làm việc; tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên tại phòng làm việc.

Đối với các trung tâm thương mại, cơ sở dịch vụ: Điều chỉnh máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; mở máy điều hòa trễ 60 phút và tắt máy điều hòa sớm 60 phút so với giờ bắt đầu và giờ kết thúc hoạt động; tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; khuyến khích di chuyển bằng cầu thang bộ giữa các tầng gần nhau; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí, quảng cáo, bảng hiệu từ 22 giờ; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực; khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.

Đối với cơ sở công nghiệp, cơ sở sản xuất: Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi giữ xe, khuôn viên, các khu vực công cộng; dịch chuyển một phần các hoạt động sản xuất sau 22 giờ; tham gia các chương trình điều chỉnh phụ tải khi có đề nghị từ công ty điện lực; khuyến khích sử dụng máy phát điện dự phòng (nếu có) để chủ động thêm nguồn cung cấp điện.

Đối với các hệ thống chiếu sáng giao thông: Điều chỉnh thời gian mở đèn trễ 30 phút và tắt đèn sớm 30 phút so với kế hoạch hiện nay, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông; giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng từ 22 giờ tại các tuyến đường có lưu lượng giao thông ít, trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông.

Đối với các hệ thống chiếu sáng quảng cáo, trang trí: Tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo từ 22 giờ; tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ.

Đối với các hộ gia đình: Thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện trong hộ gia đình, tắt thiết bị khi không sử dụng; sử dụng máy điều hòa ở nhiệt độ từ 26 độ C trở lên; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên trong nhà…

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hoá đơn tiền điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Thanh Hóa: Sở Công Thương vươn lên vị trí “quán quân” bộ chỉ số DDCI năm 2023

Theo kết quả công bố Bộ chỉ số DDCI Thanh Hóa năm 2023, Sở Công Thương vươn lên trị vị dẫn đầu với 88,01 điểm, thay thế cho vị trí của Cục Hải quan năm 2022.
Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Thanh Hóa: Tăng cường thanh tra, kiểm soát chất lượng phân bón

Nếu không tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh phân bón, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng những sản phẩm kém, vi phạm về chất lượng.
Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Cần Thơ: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp với Indonesia

Tại buổi tiếp xúc và làm việc với Đoàn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Indonesia tại Cần Thơ, hai bên đã thảo luận về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định công nhận thêm 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Trực Đạo và Trực Khang thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thái Nguyên: Hơn 645 tỷ đồng hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong năm 2024, tỉnh Thái Nguyên dành trên 645 tỷ đồng từ các nguồn vốn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Lào Cai: Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

Nam Định: Kiên quyết xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá

UBND tỉnh Nam Định đã ra công văn yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phát hiện, xử lý vi phạm quy định về hệ thống giám sát hành trình tàu cá.
Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Nam Định: Thu hút đầu tư vượt kế hoạch năm 2024

Từ đầu năm tới nay, Nam Định đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư mới, tổng vốn khoảng 240 triệu USD.
Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Yên Bái: Tạo động lực phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả

Sản xuất công nghiệp Yên Bái đã có bước tăng trưởng khá, từng bước vững chắc, thể hiện được vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Saigon Co.op cam kết tiêu thụ mận hậu và nông sản tỉnh Sơn La

Tại huyện Mộc Châu, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và Saigon Co.op vừa tổ chức lễ khởi hành đưa quả mận hậu Sơn La vào hệ thống phân phối của Saigon Co.op.
Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt 14 người trong nhóm nằm, ngồi tập Yoga giữa đường giao thông

Cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nhóm người tập Yoga trong tư thế nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.
2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

2 tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ai?

Ông Dương Ngọc Hải và bà Trần Thị Diệu Thúy được HĐND TP. Hồ Chí Minh bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

Thái Bình: Sau sắp xếp, thành lập 10 xã mới với nhiều tên mới độc, lạ

HĐND tỉnh Thái Bình vừa tán thành chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập mới 10 xã
Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Sôi nổi Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024

Ngày 19/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Na Hang tổ chức Giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng năm 2024.
Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Bác Hồ với đất và người Thái Nguyên

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm và những tình cảm đặc biệt đối với tỉnh Thái Nguyên, nơi Người đã gắn bó trong suốt 9 năm kháng chiến.
Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đang được thi công đến đâu?

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp giải quyết các khó khăn.
Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Kiên Giang: Khánh thành tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc

Tượng Bác Hồ tại TP. Phú Quốc là một công trình mang ý nghĩa chính trị, văn hóa, lịch sử đặc biệt quan trọng của tỉnh Kiên Giang.
Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Công bố Vùng an toàn dịch bệnh và loạt hoạt động giúp Tây Ninh định hình lại ngành chăn nuôi

Được công nhận Vùng an toàn dịch bệnh mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm gia cầm cho tỉnh Tây Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung.
2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhận nhiệm vụ mới

Sáng nay, 2 Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là ông Dương Anh Đức và Ngô Minh Châu được Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh điều động nhận nhiệm vụ mới.
Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

Khởi công các công trình trọng điểm tại thành phố Thanh Hóa

UBND TP. Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức lễ khởi công các công trình trọng điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thanh Hóa.
Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X bàn nhiều quyết sách quan trọng

Kỳ họp thứ 15 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, thông qua các Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư công…
180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

180 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Diễn ra trong 6 ngày, Hội chợ Xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng 2024 đã thu hút 180 gian hàng đến từ 150 đơn vị, doanh nghiệp.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cái Mép - Thị Vải cần những gì để trở thành cảng trung chuyển quốc tế?

Theo quy hoạch đến 2050, Cái Mép - Thị Vải sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế tầm cỡ châu Á và thế giới. Vậy cần làm gì để cảng này đạt được mục tiêu trên?
Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

Huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đề nghị sử dụng địa danh để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng

UBND huyện Đam Rông đề nghị tỉnh Lâm Đồng cho phép sử dụng địa danh “Đam Rông” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Sầu riêng Đam Rông”.
Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội tăng tốc đạt chỉ tiêu giai đoạn 5 năm

Ngành Công Thương Hà Nội đang tăng tốc thực hiện những giải pháp nhằm đạt các chỉ tiêu giai đoạn 5 năm 2021-2025 đã được giao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động