Thứ ba 22/04/2025 12:26

Du khách nườm nượp về Đền Hùng dâng hương ngày mùng 2 Tết

Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo du khách thập phương đã về dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).

Khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ tự các đời Vua Hùng cùng tôn thất (gọi chung là Đền Hùng). Đây là một quần thể kiến trúc, khu di tích lịch sử nổi tiếng nằm ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Đền Hùng nằm trên một ngọn núi có tên gọi là núi Hùng (hay còn có các tên gọi khác như: núi Nghĩa Lĩnh, núi Hy Sơn, Nghĩa Cương, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn) với độ cao 175m so với mực nước biển.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong ngày mùng 2 Tết Ất Tỵ(tức ngày 30/1/2025), đông đảo người dân trên mọi miền Tổ quốc đã về dâng hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để thành kính tri ân công lao dựng nước, giữ nước của các Vua Hùng và các bậc tiền nhân. Đồng thời, cầu mong may mắn, sức khỏe, bình an đến với bản thân và gia đình trong năm mới Ất Tỵ 2025.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng:

Ngay từ sáng sớm mùng 2 Tết, rất đông người dân đã có mặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng để dâng hương đầu năm.
Thời tiết nắng đẹp tạo điều kiện cho du khách thập phương hành hương về đất Tổ.
Không chỉ có người dân tại tỉnh Phú Thọ, đông đảo du khách trên khắp mọi miền Tổ quốc cũng tề tựu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng vào những ngày đầu năm mới.
Càng về trưa, lượng du khách đổ về Đền Hùng ngày càng đông hơn.
Con đường dẫn lên Đền Hùng không lúc nào vắng người.
Đền Hùng ở độ cao 175m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, du khách phải đi qua hàng trăm bậc đá.
Đền Hạ sẽ là điểm di tích đầu tiên trong quần thể kiến trúc, di tích tại Đền Hùng.
Biển chỉ dẫn đường lên Đền Hạ, Đền Giếng.
Đông đảo du khách thập phương dâng hương tại Đền Hạ.
Biển chỉ dẫn lên khu vực Đền Trung.
Dòng người đi bộ men theo lối nhỏ dẫn lên Đền Trung.
Một số du khách dừng lại nghỉ chân.
Đền Trung tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng họp bàn việc nước.
Rất đông người dân thắp hương, cầu khấn tại Đền Trung.
Sau Đền Trung có một con đường dẫn lên Đền Thượng, nơi các Vua Hùng xưa kia tổ chức những hoạt động tế lễ.
Du khách dâng hương tại Đền Thượng.
Trên đường quay xuống cổng chính, du khách có thể ghé qua thăm Cầu Tình Duyên, Đền Giếng.
Khu vực trước cửa Đền Giếng có đông đảo du khách thắp hương.
Đền Giếng là nơi thờ tự Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa - hai người con gái của Vua Hùng.
Phong Lâm
Bài viết cùng chủ đề: Di tích lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết biển hôm nay 22/4/2025: Bắc Biển Đông không mưa

TP. Hồ Chí Minh cờ hoa rực rỡ mừng đại lễ 30/4

Quy trình cung cấp và quản lý viện trợ cho nước ngoài

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chuẩn bị đón đại lễ 30/4

'Tinh hoa trái cây Việt' sắp được trưng bày tại Hà Nội

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Cảng Việt tăng chuyến, mở tuyến: Cú huých cho logistics

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Quân chủng Hải quân: Gặp mặt 70 năm Ngày thành lập

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Hà Nội: Cận cảnh hàng cây cổ thụ sắp di dời làm đường 'đắt nhất hành tinh'

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tăng chuyến bay đến TP. Hồ Chí Minh

Báo chí đổi mới, vươn mình đồng hành cùng đất nước

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời tiết biển hôm nay 21/4/2025: Hầu hết vùng biển có mưa