Thứ hai 25/11/2024 10:50

Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?

Trong khi thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản được nhận định sẽ phục hồi nhẹ thì riêng với Trung Quốc, xuất khẩu tôm sang thị trường này được dự báo sẽ khó khăn.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 103 thị trường, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ so với cùng kỳ là tín hiệu tích cực tuy nhiên ngành tôm vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức khi tình hình kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, lạm phát vẫn cao, chiến tranh chưa có hồi kết.

Tôm sú xuất khẩu

Tôm Việt Nam lo ngại sẽ cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc

Trong số các thị trường xuất khẩu, thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) đang dẫn đầu với kim ngạch đạt 260 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ. Xuất khẩu vào thị trường này tăng trưởng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 4. Sang tháng 5 có dấu hiệu giảm nhiều. Nguyên nhân chính là giá tôm của Việt Nam cao hơn so với giá của các nguồn cung đối thủ.

Những tháng tiếp theo cho đến cuối năm, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung hơn vào thị trường Trung Quốc do Mỹ áp thuế cao vì thế tôm của Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn về giá đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con.

Mặt khác, theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), Trung Quốc đã dỡ bỏ các lệnh cấm đối với 9 nhà xuất khẩu tôm của Ecuador do phát hiện dư lượng sulfite quá cao. 9 doanh nghiệp này hiện có thể tiếp tục hoạt động xuất khẩu miễn là họ đưa ra bản phân tích trong phòng thí nghiệm đảm bảo tính tuân thủ cùng với các giấy chứng nhận HC thông thường trong mỗi lô. Lệnh cấm của Trung Quốc khiến thị phần xuất khẩu tôm của Ecuador tại thị trường Trung Quốc đã giảm từ 64% trong quý I/2023 xuống còn 50% trong quý I/2024. Việc Trung Quốc gỡ bỏ lệnh cấm cũng sẽ tác động lên tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này.

Thị trường Mỹ sẽ tăng mua để phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm

Thị trường Mỹ đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay với trị giá đạt 229 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ tăng mạnh trong tháng 1, ngược lại tháng 2, tháng 4 và tháng 5 giảm mạnh.

Tại thị trường này, lạm phát vẫn cao, các chi phí nhà ở, xăng gas…cao. Bên cạnh đó, cước tàu tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng cho Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên thị trường Mỹ.

Nhu cầu nhâp khẩu tôm Việt Nam từ Mỹ được nhận định có thể tăng nhẹ vào quý 3 năm nay khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm.

Tồn kho giảm, xuất khẩu tôm sang thị trường EU dự báo phục hồi nhẹ

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 165 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm sang EU sau khi giảm trong tháng 2 và 3, đã phục hồi tăng trở lại trong tháng 4 và 5.

Tiêu thụ tôm của thị trường EU trong quý đầu năm rất chậm do thị trường này ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài, đồng Euro mất giá so với USD, cước tàu tăng đột biến 60% do phải đi vòng, Trung Quốc gom container rỗng để xuất vào Mỹ.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn với các nguồn cung đối thủ trên thị trường này như Ấn Độ, Ecuador do 2 nguồn cung này gặp khó với mức thuế cao trên thị trường Mỹ, nên sẽ giảm giá để tăng lượng xuất khẩu vào EU.

Từ nay đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường EU được nhận định sẽ tăng nhẹ. Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu hàng giá trị gia tăng của thị trường này sẽ tăng trưởng tốt hơn các mặt hàng truyền thống vì tồn kho đã giảm nhiều.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản sẽ phục hồi nhẹ

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 183 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ.

Tuy tồn kho của các nhà nhập khẩu không nhiều, nhưng do đồng Yên mất giá từ đầu năm đến nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và lạm phát cao nên người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 5, tuy nhiên tốc độ giảm không mạnh như những thị trường khác. Nhật Bản vẫn được coi là thị trường có nhu cầu nhập khẩu tương đối ổn định hơn so với những thị trường khác.

Hàng giá trị gia tăng của Việt Nam tại thị trường Nhật vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nguồn cung khác như Ấn Độ, Ecuador.

Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Nhật Bản dự kiến tăng nhẹ từ tháng 9 để phục vụ nhu cầu cuối năm.

Nhu cầu tại thị trường Hàn Quốc dự kiến ổn định

5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 124 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ. Nhu cầu tiêu thụ chậm, lạm phát cao, tiền mất giá, lãi suất tăng khiến cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc chưa thể phục hồi.

Tuy tồn kho có giảm nhưng các nhà nhập khẩu không dám mua nhiều vì lạm phát còn cao, đồng tiền vẫn còn mất giá và chuẩn bị vào mùa vụ chính họ sợ tôm sẽ xuống giá.

Từ nay cho đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này dự kiến ổn định.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam