Thứ sáu 22/11/2024 11:24

Dự án điện mặt trời AMI Khánh Hòa được chọn cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris

Nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa được chọn là đơn vị duy nhất ở Việt Nam cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris 2024.

Ngày 3/7, đại diện Công ty AMI Khánh Hòa cho biết, đơn vị này vừa được lựa chọn để cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris 2024.

AMI Khánh Hòa là doanh nghiệp tại Khánh Hòa, nhà máy năng lượng mặt trời với tổng công suất lắp đặt 50MW. Dự án tạo ra 76.842 MWh điện mỗi năm, sẽ thay thế lượng khí thải nhà kính (GHG) do con người phát thải ước tính khoảng 65.254 tCO2/năm.

Dự án Nhà máy điện mặt trời AMI Khánh Hòa 50 MWp (Ảnh: AMI Khánh Hòa)

Theo lãnh đạo doanh nghiệp này, mới đây, ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 đã trình bày những phát triển mới nhất liên quan tới các cam kết về khí hậu trong 2 lĩnh vực chính, gồm: Giảm lượng khí thải liên quan đến Thế vận hội và hỗ trợ cho các dự án thu giữ, giảm thiểu carbon.

Trong đó, ban tổ chức cho rằng, các sự kiện thể thao lớn phải gánh vác trách nhiệm trước tình trạng biến đổi khí hậu. Vì thế, tổ chức này đã áp dụng cách tiếp cận khác hẳn với sự kiện thể thao trước đó. Cụ thể là chuyển từ đánh giá về lượng thải carbon sau sự kiện bằng các hoạt động bù đắp trước với một mục tiêu và chiến lược giảm tác động carbon cho Thế vận hội của hành tinh.

Ở cấp độ quốc tế, Paris 2024 đã chọn một số dự án tuân thủ các quy tắc và tiêu chí về bù đắp carbon tự nguyện và có tác động tích cực phù hợp với các giá trị của Paris 2024 và thể thao, như y tế, bình đẳng giới, giáo dục và bảo vệ đa dạng sinh học. Các dự án này đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế tốt nhất và mang lại sự giảm thiểu carbon quy mô lớn. Trong đó, có Nhà máy điện mặt trời ở Khánh Hòa được chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Thế vận hội Paris.

Ngoài ra, Ban tổ chức Paris 2024 còn tài trợ cho việc thực hiện 9 dự án (tất cả đều gần xích đạo, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu) để thực hiện việc giảm thải và bù đắp carbon cho thế vận hội. Đó là việc lắp đặt hàng chục nghìn hệ thống nấu ăn và cung cấp nguồn nước dễ dàng hơn ở Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya và Rwanda; bảo vệ hàng nghìn ha rừng khỏi nạn phá rừng ở Guatemala và Kenya, đồng thời phục hồi rừng ngập mặn ở Senegal.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/11/2024: Áp thấp nhiệt đới ở Bắc Biển Đông

Cập nhật tin thời tiết hôm nay: Bão số 9 suy yếu thành vùng áp thấp trên biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 20/11/2024: Miền Bắc giảm nhiệt, trời rét vào đêm và sáng sớm

Ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050

Dự báo thời tiết hôm nay: Rét đậm, rét hại kéo dài ở Bắc Bộ

Cập nhật tin bão trên biển Đông – Cơn bão số 9

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Không khí lạnh sắp tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi dưới 15 độ C

Nước ta có thể chuẩn bị đón siêu bão

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông