Dự án BMC -Vinh - Plaza - 4 năm chờ giải phóng mặt bằng – thảm đỏ đầy gai?!

Dự án xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp (BMC – Vinh – Plaza) tại ngã tư đường vào ga Vinh được UBND Tỉnh Nghệ An phê duyệt từ tháng 12/2007 là một trong những dự án “trải thảm đỏ” để thu hút đầu tư của tỉnh hồi bấy giờ.
Dù đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn đang còn nhiều hộ kinh doanh trên đường Phan Bội Châu

Dù đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn đang còn nhiều hộ kinh doanh trên đường Phan Bội Châu

CôngThương - Đã qua gần 4 năm trôi qua khi nhà đầu tư được trao giấy phép đầu tư, dự án gần như vẫn còn dậm chân tại chỗ do còn nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng…

Đền bù đất hay ky ốt ?

Theo phương án chi tiết về bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Thành phố Vinh lập, dự án BMC – Vinh – Plaza có tổng diện tích quy hoạch 11.253,3 m2. Khu đất thực hiện quy hoạch bao gồm đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh của các đơn vị, cá nhân, trong đó riêng đất của Hợp tác xã Bình Vinh và Hợp tác xã Xuân Thành có tổng diện tích 6.206.6 m2. Phần còn lại là đất do UBND phường Quán Bàu quản lý. Ngoài ra còn có một phần đất của cơ sở kinh doanh Minh Hồng. Để giải tỏa toàn bộ khu đất này, Hội đồng bồi thường thành phố đã tiến hành đo đạc, lập phương án đền bù.

Qua nhiều cuộc họp, đến nay, toàn bộ diện tích đất của hai hợp tác xã Bình Vinh và HTX Xuân Thành cũng như một phần  lớn đất do UBND phường Quán Bàu quản lý đã được đền bù giải tỏa xong. Số hộ kinh doanh trên hai mặt đường Phan Bội Châu, Mai Hắc Đế cũng đã thống nhất với phương án đền bù, đa số đã nhận tiền. Tuy nhiên, một thực tế đang diễn ra ở dự án này là “tiền đã trao” nhưng chủ đầu tư chưa thể có mặt bằng theo như cam kết ban đầu. Hàng loạt ốt quán trên hai con phố này, đến nay dù đã nhận tiền và kí vào bản cam kết nhưng vẫn chưa chuyển đi, gây vướng mắc cho chủ đầu tư trong quá trình thi công.

Tìm hiểu vì sao có “nghịch lý” này, chúng tôi đã gặp ông Phan Văn Chẩm – hộ kinh doanh sắt thép, vật liệu xây dựng trên đường Phan Bội Châu, được biết: ông là một trong các hộ kinh doanh tại đây đã trên 20 năm. Trong các cuộc họp với Hội đồng bồi thường GPMB cũng như nhà đầu tư chúng tôi đã thương lượng và nhà đầu tư sẽ thống nhất cho chúng tôi thời gian 6 tháng để giải phóng hết hàng hóa, thu nợ cũng như để tìm điểm kinh doanh mới. Thế nhưng mới nhận tiền tháng 7 mà tháng 8 thành phố đã yêu cầu chúng tôi bàn giao mặt bằng, làm sao chúng tôi xoay xở kịp. Cùng với đó, nhiều hộ dân thắc mắc về khoản tiền 3.400.000 đồng tiền hỗ trợ ổn định đời sống là chưa sát với chính sách của nhà nước.

Theo khoản 2, điều 28, chương IV, Nghị định 197/2004/CP: khi nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng trệ sản xuất thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30%/1 năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân 3 năm liền kề đó. Nếu căn cứ vào đó, thì việc hỗ trợ không thể cào bằng mà cần phải căn cứ vào việc đóng thuế của các hộ kinh doanh…

Ngoài thắc mắc trên, vướng mắc lớn nhất ở dự án này đó là việc đền bù cho 6 hộ dân kinh doanh trên đường Phan Bội Châu. Theo phương án đền bù thì đất của các hộ Đặng Văn Thìn, Nguyễn Thị Thọ, Nguyễn Hữu Hưởng, Phan Thị Lan, Nguyễn Kim Hòa (và chủ nhà hàng Minh Hồng) thuộc “các hộ tự xây dựng” và được đền bù giá trị tài sản trên đất và được hỗ trợ chi phí san lấp mặt bằng, hỗ trợ di chuyển và hỗ trợ ổn định đời sống. Nhưng theo bà Nguyễn Thị Thọ - một trong những hộ dân cương quyết không nhận tiền đền bù thì: tôi đến đây ở từ tháng 1/1987, khi đó đây còn là một bãi sình lậy, nhiều tệ nạn xã hội, tự bà đổ đất dựng cái ki ốt này và sinh sống ổn định, không tranh chấp từ năm 1987 đến nay. Nếu theo điều 44, Nghị định 84/2007/NĐ/CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ thìđất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng không có khiếu kiện, sinh sống ổn định thì phải được hỗ trợ về đất hoặc hỗ trợ về tái định cư…

Trao đổi điều này với ông Hồ Sỹ Dũng, Phó chủ tịch UBND phường Quán Bàu về khu đất này ông cũng khẳng định: phường Quán Bàu mới được thành lập từ năm 2005, trước đó phường thuộc về phường Lê Lợi. Tuy nhiên khi chuyển giao từ phường Lê Lợi về thì không có bản đồ trích lục phần đất của các hộ kinh doanh trên. Từ đó đến nay, chúng tôi cũng chỉ thu phí kinh doanh các hộ này, còn giữa các hộ không có kinh doanh, kiện tụng gì nhau…

Chờ đến bao giờ?

Câu hỏi này không riêng gì nhà đầu tư là Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại (BMC) mà còn của chính các hộ dân đang kinh doanh ở trên vùng đất dự án này. Bà Nguyễn Kim Hoà, một hộ kinh doanh: "Dự án đã triển khai quá lâu rồi, từ bấy đến nay chúng tôi đã không biết có bao nhiêu cuộc họp, mất rất nhiều thời gian. Việc kinh doanh vì thế cũng cầm chừng, đình trệ bởi chúng tôi không lấy hàng mới, không dám mở rộng kinh doanh buôn bán”.

Bản thân ông Nguyễn Minh Công, Trưởng đại diện BMC Nghệ An lo lắng vì để theo đuổi dự án này từ năm 2006 đến nay, Công ty đã bỏ ra gần 40 tỷ đồng để thuê đơn vị thiết kế, tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng và trả lương cho bộ máy quản lý. Không những thế, do dự án triển khai quá chậm, một số hộ dân ở quanh khu vực này đã bắt đầu gửi đơn đến các cơ quan chức năng trong đó có đặt câu hỏi e ngại về năng lực của chủ đầu tư…Trước tình hình trên, công ty BMC đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị lên các cơ quan chức năng đề nghị Hội đồng đền bù sớm giải phóng, bàn giao mặt bằng để triển khai dự án. Đồng thời với đó, chủ đầu tư cũng cho rằng thêm thời gian 6 tháng để các hộ kinh doanh giải toả hàng hoá, thu hồi công nợ là không thể bởi trước khi nhận tiền nhận tiền các hộ dân đã cam kết “trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận tiền gia đình có trách nhiệm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư để thực hiện dự án”.

Về phía tỉnh Nghệ An, từ năm 2008 đến nay cũng đã có nhiều lần có văn bản yêu cầu UBND thành phố Vinh khẩn trương lập phương án tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng. Lần lượt nhiều cái mốc yêu cầu bàn giao mặt bằng cũng đã được đưa ra nhưng đến ngày bàn giao lại bị “thất hứa”. Riêng trong năm 2011, thời gian bàn giao đã bị lùi lại ít nhất ba lần, lần mới đây việc giải phóng mặt bằng yêu cầu phải xong trước ngày 20/9 nhưng do nhận được được quá nhiều kiến nghị của người dân nên tiếp tục phải bỏ dở.

Trong khi cả nhà đầu tư và các hộ kinh doanh như đang “ngồi trên đống lửa” thì phía Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Thành phố Vinh lại đang "bình chân như vại". Ông Nguyễn Tất Nam, Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất TP Vinh, đơn vị lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng về những vướng mắc hiện nay và phương án giải quyết ở dự án BMC – Vinh – Plaza ông Nam từ chối trả lời và cho rằng: “hiện hồ sơ đang được xem xét lại nên không thể cung cấp, bản thân tôi cũng không nắm hết được vì mới nhận hồ sơ dự án này 1 năm nay”…

Rõ ràng với cách trả lời đó, cộng với những khó khăn trong giải phóng mặt bằng lâu nay thì dự án BMC – Vinh – Plaza sẽ còn chờ khá lâu nữa mới được triển khai. Vì thực tế đó nên ý tưởng của tỉnh về một dự án góp phần “chỉnh trang đô thị” cho cửa ngõ của thành phố thông qua dự án BMC – Vinh – plaza có lẽ cần phải chờ rất lâu nữa mới trở thành hiện thực.                                    

Hoàng Trinh

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.

Tin cùng chuyên mục

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng, xuất khẩu hồ tiêu thu về 353 triệu USD

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 18,3% về lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Bắc Ninh: Xuất khẩu lô hàng thuốc thú y trị giá 200.000 USD sang thị trường Hồi giáo

Lô hàng thú y xuất khẩu sang thị trường Hồi giáo (Halal) là thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng mang thương hiệu Sakan với tổng giá trị xuất khẩu trên 200.000 USD
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động