Thứ tư 25/12/2024 01:19

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.

Theo đó,tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung triển khai thực hiện 04 trung tâm logistics đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh với hệ thống trung tâm logistics hiện đại, phục vụ cho các nhà sản xuất hàng đầu trog nước và quốc tế gồm: 01 Trung tâm logistics tổng kho trung chuyển miền Đông ở huyện Trảng Bom; 01 Trung tâm logistics khu dịch vụ hậu cần Cảng Phước An ở huyện Nhơn Trạch.

Đặc biệt trong giai đoạn dự án Cảng hàng không quốc tế Long thành xây dựng và đi vào hoạt động, riêng huyện Long Thành quy hoạch 02 /chu-de/trung-tam-logistics.topic.

Thứ nhất, trung tâm logistics phía Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại xã Tân Hiệp - Bàu Cạn, huyện Long Thành (nằm trong Khu công nghiệp Bàu Cạn) với quy mô dự kiến 100 ha. Vị trí cách trung tâm TP. Biên Hòa 30 km, có tuyến đường sắt quy hoạch Biên Hòa - Vũng Tàu đi ngang và nằm ngay khu vực cửa ngõ sân bay quốc tế Long Thành, cách cảng Phước An 5-10 km và cảng Cái Mép Thị Vải tầm 25-30 km.

Phát triển đường sắt kết nối trung tâm logistics và đường sắt cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tạo điều kiện kết nối phương thức vận tải sức chứa lớn với cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải. Giai đoạn đầu tư dự kiến trước năm 2030.

Tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung triển khai thực hiện 04 trung tâm logistics đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh với hệ thống trung tâm logistics hiện đại - (Ánh minh hoạ).

Thứ hai, trung tâm logistics phía Bắc cảng hàng không quốc tế Long Thành tại xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ (nằm trong khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn) với quy mô dự kiến100 ha. Vị trí thuận lợi cho cả giao thông đường bộ và đường hàng không. Giai đoạn đầu tư dự kiến trước năm 2030.

Các trung tâm logistics này sẽ có hệ sinh thái toàn diện và chuyên sâu để phục vụ Đồng Nai cũng như cả khu vực. Việc phát triển logistics phục vụ cho thương mại điện tử nhằm dần thay thế các hình thức mua bán trực tiếp tại các trung tâm lớn, phù hợp với xu hướng logistics xanh thân thiện môi trường, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quản trị logistics; phát triển sàn giao dịch logistics nhằm tối ưu hóa vận tải hai chiều hàng hóa, container.

Cùng với đó, hạ tầng giao thông, số lượng các khu công nghiệp, nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng như vị trí địa lý được xem là những yếu tố tạo nên sức mạnh để Đồng Nai có thể tạo đột phá cho ngành logistics trong thời gian tới.

Phấn đấu đến năm 2050, ngành logistics của Đồng Nai sẽ khẳng định vị thế là trung tâm logistics toàn cầu, với các hệ thống và cơ sở hạ tầng logistics gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo ra giá trị cộng hưởng tối đa. Ngành sẽ phát triển hệ thống vận tải đa phương thức cùng các dịch vụ logistics chất lượng cao, lấy nền tảng là các trung tâm logistics hiện đại cấp vùng và cấp tỉnh.​

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đồng Nai

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh