Thứ sáu 08/11/2024 19:24

Động lực lớn từ các FTA

Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh, thiếu container rỗng, giá cước tàu biển tăng và gần đây nhất là sự cố tại kênh đào Suez…, hoạt động xuất nhập khẩu trong quý I/2021 vẫn tăng trưởng tích cực. Trong đó, động lực lớn đến từ việc thực thi các FTA.

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu

Dẫn số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - đánh giá, hoạt động xuất nhập khẩu quý I/2021 đã đạt được những kết quả khả quan, trong đó, tăng trưởng xuất khẩu (XK) hơn 22% và nhập khẩu 26%, xuất siêu hơn 2 tỷ USD. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt được giá trị cao nhờ những nỗ lực rất lớn của DN, cùng sự hỗ trợ và đồng hành của các bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, chúng ta đã tận dụng được ưu thế của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi đã có các Hiệp định EVFTA, UKVFTA, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Đơn cử, với thị trường EU, một số mặt hàng hiện vẫn đang được hưởng quy chế về Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) - những ưu đãi EU đã dành cho các sản phẩm của Việt Nam nhiều năm. Tuy nhiên, về lâu dài, việc tận dụng các cơ hội từ Hiệp định EVFTA mới là ưu đãi bền vững và bình đẳng. Đặc biệt, nhiều mặt hàng ta có lợi thế cũng đang có được các ưu đãi về việc tận dụng các nguồn gốc, xuất xứ cộng gộp trong Hiệp định. Ví dụ, mặt hàng dệt may đang được hưởng ưu đãi có thể cộng gộp nguồn nguyên liệu vải Hàn Quốc, đây cũng là những thuận lợi mà chỉ Hiệp định EVFTA mới có thể đem lại.

DN cần tìm hiểu về những ưu đãi của các hiệp định ở lĩnh vực và mặt hàng của mình. Từ đó, thay đổi quy trình sản xuất, nguồn cung nguyên liệu, đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ hàng hóa và có thể được hưởng mức thuế thấp mà hiệp định mang lại.

Xuất nhập khẩu có nhiều tín hiệu tích cực ngay từ những tháng đầu năm

Nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp

Tăng trưởng xuất nhập khẩu của quý I đã đạt được những kết quả rất khả quan, tuy nhiên, nếu nhìn vào từng ngành cụ thể, kết quả đó cũng có những sự khác biệt. Đơn cử, hiện nay, những mặt hàng như điện tử, điện gia dụng, đồ gỗ nội thất… đang được hưởng lợi cũng như có tác động tương đối tích cực do nhu cầu tăng cao ở các thị trường khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, những ngành hàng như dệt may, da giày vẫn phải đối mặt với khó khăn rất lớn, đặc biệt tác động của việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Điều này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, không chỉ ở nguồn cung mà còn trong hoạt động vận hành của các chuỗi logistics. “Điều đó cũng cho thấy, tăng trưởng về xuất nhập khẩu nói chung, đặc biệt là nhóm ngành hàng công nghiệp, vẫn đang có những yếu tố khác biệt cần phải xem xét kỹ và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho những ngành hàng chịu tác động lớn của dịch bệnh” - ông Trần Thanh Hải cho hay.

Chưa kể, hoạt động thương mại trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bất ổn đến từ các biến động về mặt chính trị - xã hội, dịch bệnh, thiên tai, môi trường. Chính vì vậy, việc nâng cao khả năng thích ứng và chịu đựng trước những tác động bất lợi của thị trường đến từ nhiều nguồn khác nhau là một yếu tố thiết yếu đối với DN.

Ông Trần Thanh Hải khuyến nghị: DN phải lên phương án chủ động, toàn diện hơn nữa trước những yếu tố bất ổn khác nhau để giảm thiểu thiệt hại, vươn lên và nắm bắt được những cơ hội từ chính nguy cơ. Qua đó, duy trì hiệu quả hoạt động thương mại năm 2021 và những năm tiếp theo.

Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam

Nền tảng hợp cộng thương mại truyền thống và thương mại điện tử: Giải pháp HKDO cho hộ kinh doanh Việt Nam

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Canada tăng trở lại