Thứ ba 24/12/2024 10:29

Đổi mới trong phiên chất vấn: Đi thẳng vào vấn đề đại biểu quan tâm

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ dành 3 ngày (từ ngày 30/10 - 1/11) để chất vấn đối với các thành viên Chính phủ. Đây là một trong những hoạt động đặc biệt quan trọng của kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri, nhân dân cả nước.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ không chất vấn theo nhóm vấn đề như thông lệ mà sẽ tiến hành chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ, những Bộ trưởng, trưởng ngành nào có nội dung liên quan đến các Nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề đều phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh - đoàn tỉnh Quảng Trị kỳ vọng vào phiên chất vấn trước Quốc hội lần này

Cụ thể, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước và những người đã được chất vấn việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4. Các đại biểu Quốc hội có thể chất vấn bất kỳ thành viên Chính phủ nào về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội kể từ kỳ họp thứ 2 đến nay.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (đoàn tỉnh Quảng Trị) kỳ vọng, đây sẽ là kỳ chất vấn một cách tổng thể những vấn đề bức xúc từ đầu nhiệm kỳ đến nay. “Có rất nhiều vấn đề mà cử tri đã đặt ra vậy các tư lệnh ngành đã giải quyết như thế nào, hay các tư lệnh ngành thậm chí đến Chính phủ, các cơ quan tư pháp đã xử lý, giải quyết được gì về những vấn đề đó”, đại biểu Đỗ Văn Sinh bày tỏ.

Trao đổi thêm về điểm mới trong chất vấn lần này, đại biểu Đỗ Văn Sinh khẳng định, cách thức trả lời chất vấn rất hay. Bởi, quy mô diện chất vấn sẽ rộng hơn và tổng thể hơn về mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn có sự thảo luận và tranh luận giữa người chất vấn với người trả lời chất vấn,. Điều này sẽ góp phần nâng cao được trình độ kiến thức và kỹ năng thảo luận, tranh luận từ đại biểu đến người chất vấn.

Theo đại biểu Bùi Sỹ Lợi (đoàn tỉnh Thanh Hóa), cách thức chất vấn lần này dựa trên kinh nghiệm của các kỳ họp trước đó là đặt câu hỏi và trả lời ngay. Ngoài ra, chất vấn sẽ không còn đi theo nhóm vấn đề như trước mà đi thẳng vào vấn đề mà đại biểu quan tâm, thấy cần phải trả lời ngay. Từ đó, đại biểu Bùi Sỹ Lợi cho rằng, chất vấn tại Quốc hội cần đi tới tận cùng vấn đề và chất vấn phải là hình thức đối thoại để tìm ra vấn đề tồn tại, yếu kém cũng như cách khắc phục.

Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Trần Văn Mão (đoàn tỉnh Nghệ An) nhận định: Đổi mới tại phiên chất vấn này giúp nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn, rút ngắn thời gian đặt câu hỏi của đại biểu. Việc trả lời của các thành viên Chính phủ đi thẳng vào vấn đề trong thời gian 3 phút sẽ tạo điều kiện cho đại biểu có thời gian chất vấn nhiều vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm, bức xúc. “Điều này cũng đồng nghĩa tư lệnh các ngành cũng phải nắm chắc vấn đề quản lý và trả lời khái quát, ngắn gọn đầy đủ cho đại biểu. Qua đó đánh giá năng lực, trình độ và khả năng quán xuyến và nắm bắt các lĩnh vực thuộc ngành mình quản lý”, đại biểu Trần Văn Mão nói.

Bên cạnh đó, chất vấn kỳ này, các đại biểu Quốc hội sẽ tập trung tiến hành xem xét rà soát tất cả các vấn đề từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã chất vấn và trả lời chất vấn, các nội dung Bộ trưởng, trưởng ngành đã hứa trước Quốc hội và cử tri, trên cơ sở đó đại biểu Quốc hội rà soát lại, nhìn lại kết quả việc thực hiện lời hứa. Trên cơ sở đó thể hiện trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, trước cử tri cả nước về việc thực hiện lời hứa. “Tôi tin tưởng kỳ chất vấn lần này sẽ được tiến hành sôi nổi, đầy trách nhiệm, thể hiện kết quả, đáp ứng được kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước”, đại biểu Trần Văn Mão kỳ vọng.

Lan Anh- Quỳnh Nga

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng