Chủ nhật 04/05/2025 20:53

Độc đáo cây mộc thần của người Raglai ở Khánh Hòa

Cổ thụ hơn 500 năm tuổi trên núi tại Khánh Hòa được người Raglai gọi tôn kính là Mộc thần, gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, có một cổ thụ sum suê. Theo những già làng người Raglai nơi đây, chẳng ai biết cổ thụ có từ khi nào, chỉ biết cây “hiên ngang” sừng sững, ước chừng đã tồn tại hơn 500 năm, tạo bóng mát cả một khu đất rộng lớn.

Qua bao thế hệ, dân làng vẫn gọi cổ thụ một cách tôn kính là “Mộc thần”, xem cây như báu vật, gìn giữ và bảo vệ. Mộc thần cao khoảng 25m, tán rộng trên 200m2, do 2 cây da và 1 cây sanh quấn lấy nhau, phần gốc phải 20 người ôm mới xuể.

Ông Dũng (người Raglai) cho hay, mộc thần tượng trưng cho 3 dòng thác Yang Bay, Yang Khang và Hocho. Cây đứng vững như một vị thần canh giữ khu rừng, bảo vệ và ban phúc cho dân làng.

Những già làng người Raglay ở đây đều tin rằng mộc thần rất linh thiêng. Người dân nơi đây mỗi khi đi rừng đều dừng chân dưới gốc cây cầu nguyện cho chuyến đi được bình an. Còn các đôi trai gái trước khi về chung nhà thường tìm tới mộc thần cầu nguyện.

Mộc thần có 8 bành rất lớn. Theo các già làng người Raglai, 8 bành của mộc thần tượng trưng cho 8 mặt của thần rừng, trông coi 8 hướng của trời đất. Người dân quanh vùng cũng truyền miệng: 8 bành của cây chỉ 8 vấn đề quan trọng của cuộc đời, gồm sức khỏe, tình duyên, sự nghiệp, học hành, gia đình, tiền bạc, cầu tự, tâm an. Còn với người Kinh khi đến đây lại cho rằng 8 bành đó tương ứng với 8 quẻ bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài; tượng trưng cho trời, đầm (hồ), lửa, sấm, gió, núi, nước, đất.

Mộc thần nằm trong khuôn viên Công viên Du lịch Yang Bay, là địa chỉ cho người dân, du khách tìm đến tham quan, nhất là vào sáng sớm. Người dân và du khách khi đến đây đều gửi gắm những ước nguyện sức khỏe, tình duyên, bình an, may mắn… theo dải lụa đỏ, vàng treo lơ lửng trên cây mộc thần linh thiêng.

Người dân và du khách đến thăm cây mộc thần.
Vô vàn lời ước nguyện được gửi vào những dải lụa treo lơ lửng trên cây

Chị Nguyễn Thị Điểm, nhân viên tại khu du lịch cho biết, du khách khi đến nơi này, ai cũng trầm trồ về cây mộc thần. Mỗi ngày, mọi người sẽ dọn dẹp, chăm sóc cây và nhắc nhở du khách không được làm tổn hại đến cây.

Người xưa kể rằng, cứ vào khoảng tháng 8 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, chim phượng hoàng đất sẽ bay về đậu trên những tán cây mộc thần. Do đó ngọn đồi này được người dân đặt tên là đồi Phượng Hoàng, ai trong đời được nhìn thấy chim phượng hoàng đất sẽ gặp may mắn, bình an.

Mộc thần cũng được coi là tượng đài tâm linh của những người con tại Yang Bay, nhiều người hàng tháng đều ghé về đây, dâng lễ với lòng thành, ước nguyện hạnh phúc.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc RagLai

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Giao thông thông thoáng trong ngày nghỉ lễ cuối cùng

Người dân ùn ùn trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ

Cảnh đông đúc, lộn xộn quanh bến xe Mỹ Đình cuối kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Hậu ‘concert quốc gia’: Khi giới trẻ yêu nước bằng cách riêng

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Dòng người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngày cuối nghỉ lễ

Thời tiết hôm nay 4/5: Tây Bắc Bộ có mưa đá

Thời tiết biển hôm nay 4/5/2025: Gió chuyển hướng đông nam

Những giọt nước mắt trong đại lễ 50 năm lịch sử

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?