Chủ nhật 22/12/2024 20:05

Doanh nhân Vũ Văn Hải – Cháy hết mình với những hoạt động thiện nguyện

Với vai trò là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam, doanh nhân Vũ Văn Hải không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, giúp đỡ các doanh nghiệp hội viên vượt qua khó khăn mà còn chủ động tham gia các hoạt động thiện nguyện nhằm hỗ trợ trực tiếp những người dân gặp khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với doanh nhân Vũ Văn Hải về chủ đề này.

Vì sao ông không chọn cách đơn giản, gọn nhẹ là ủng hộ kinh phí cho các tổ chức làm từ thiện như nhiều doanh nhân khác mà lại vận động, tổ chức hỗ trợ trực tiếp những người dân khó khăn trong suốt nhiều năm qua?

Hội Doanh nghiệp Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam có hàng nghìn hội viên hoạt động trên cả nước. Chúng tôi luôn xác định rằng, bên cạnh hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp cần có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.

Khoảng 6 năm trước, khi biết tin nhiều hộ dân ở khu vực Phú Thọ và Yên Bái bị ảnh hưởng bởi bão lũ rất nặng nề, các thành viên trong Hội bàn nhau cùng đóng góp, lên ủng hộ đồng bào. Chuyến đi đấy, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, có lúc cũng thấy lo lắng khi gặp núi lở, đồi lở. Lúc đoàn đến trường nội trú dành cho các em học sinh dân tộc ở Phú Thọ, bùn đất còn ngập mênh mông. Nhìn các cháu sống trong hoàn cảnh như thế, chúng tôi rất xót xa. Tại Yên Bái, khu vực chúng tôi đến thăm, có nhiều ngôi nhà tan hoang. Thời điểm ấy, chúng tôi mới chỉ mang được một số lương thực thực phẩm lên cho đồng bào, nhưng cũng cảm thấy ấm áp khi các phần quà của mình tạm đủ làm ấm lòng người dân trong hoạn nạn.

Chúng tôi không hẳn giàu có nhưng cuộc sống cũng tạm đủ đầy. Sau những chuyến đi như thế, chúng tôi thấy mình

Doanh nhân Vũ Văn Hải

may mắn, muốn chia sẻ với những người khó khăn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chúng tôi không tổ chức các hoạt động mang tính chất định kỳ mà căn cứ vào thực tế. Khi có khó khăn do thiên tai, dịch hoạ…, chúng tôi lại phát động, kêu gọi, vận động các hội viên và vận động các hội khác nếu có liên kết cùng chung tay góp sức, lên đường đến với đồng bào. Tất cả kinh phí, vật chất vận động được, chúng tôi đều trao hết ngay trong từng đợt. Các đợt sau, nếu đi mới vận động tiếp. Các khoản đi lại, chi phí trong chuyến đi, mọi người đều tự túc. Các đợt lũ lụt ở miền Trung, chúng tôi tham gia cung cấp lương thực thực phẩm cho đồng bào ở Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị. Nơi nào đã có nhiều đoàn ủng hộ thì chúng tôi bàn cách hỗ trợ đồng bào gây dựng cuộc sống sau bão lũ. Ví dụ ở Quảng Bình, Quảng Trị, chúng tôi còn hỗ trợ cây, con giống, như gà nuôi…, phối hợp cũng Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội xây trường cho trẻ em vùng sâu ở Quảng Bình. Những đợt dịch bệnh do COVID-19 căng thẳng, chúng tôi tổ chức nhận bao tiêu nông sản giúp bà con ở Hải Dương, Bắc Giang. Ở TP Hồ Chí Minh, chúng tôi kết hợp với địa phương mua và vận chuyển những vật dụng thiết yếu như gạo, đưa rau củ quả từ Đà Lạt về hỗ trợ đồng bào khó khăn. Gần đây nhất, tại Hà Nội, thời điểm dịch phát trở lại, phải thực hiện giãn cách, nhiều người bị “sốc” tâm lý, nhất là những người lao động tự do, họ phải thuê nhà, không đi đâu được, không kiếm tiền được nhưng vẫn phải trả tiền thuê nhà và rất nhiều chi phí sinh hoạt khác. Các thành viên trong Hội bàn nhau đóng góp, tổ chức mua mì, gạo, dầu ăn, mắm, muối, rau củ quả, hỗ trợ những người khó khăn…. Nói chung là cách làm của chúng tôi khá linh hoạt.

Khi làm thiện nguyện mùa dịch, nhiều người có tâm lý e ngại vì thực sự nguy hiểm. Ông có gặp khó khăn gì khi thuyết phục các thành viên trong Hội và trấn an người thân của mình?

Nói thật là có, nhưng chúng tôi xác định, làm thiện nguyện cũng phải vượt qua chính mình. Khi triển khai, phải tính toán sao cho khoa học, an toàn. Ví dụ, mua bán, giao nhận hàng hoá, thanh toán phải có kế hoạch, khoảng cách, tuân thủ các quy định. Trong lúc chưa đủ vaccine cho mọi người tham gia hoạt động thiện nguyện, chúng tôi cố gắng khắc phục bằng khẩu trang, khử khuẩn, đồ bảo hộ, tấm chắn bọt, nước súc họng… Khi bán lại cho người dân ở Hà Nội, chúng tôi bố trí quầy riêng. Có những đợt chúng tôi không quy định người mua trả bao nhiêu tiền mà họ tuỳ tâm, thiếu bao nhiêu thì Hội bù. Chúng tôi có quỹ Hội riêng, từ tài trợ của các hãng.

Chúng tôi là doanh nhân, có mối quan hệ rộng rãi, có nghề trong tổ chức công việc hơn nhiều nhóm làm thiện nguyện mang tính tự phát nên có nhiều lợi thế hơn trong hoạt động này. Ví dụ, thời điểm đầu Hà Nội thực hiện giãn cách để phòng chống dịch, khẩu trang là mặt hàng thiết yếu, thị trường khan hiếm, giá tăng vọt. Công ty Đức Chính của tôi được bạn hàng hỗ trợ khá nhiều khẩu trang, nước sát khuẩn. Chưa kể, chúng tôi có nhiều mối quan hệ, có các bạn hàng tin cậy, rất trọng uy tín nên dù thị trường khan hiếm khẩu trang, giá khẩu trang tăng phi mã, họ vẫn sẵn sàng cung cấp với giá cả bình thường, thậm chí còn ủng hộ, lấy giá thấp hơn nếu chúng tôi tổ chức các hoạt động thiện nguyện.

Chúng tôi còn có nhiều lợi thế trong tổ chức phân phối hàng cứu trợ. Các hội viên của Hội Kinh doanh Bếp và Gia dụng Việt Nam có những điểm bán đẹp nhất ở Hà Nội. Chúng tôi sử dụng mặt bằng đó để đặt điểm bán hàng giải cứu nông sản, tặng quà hỗ trợ nên mọi người đi qua đấy đều dễ lấy được. Cách làm cũng rất sáng tạo. Có người tổ chức phát trực tiếp, có người để tại chỗ cùng tấm biển: Ai khó khăn thì nhận 1 phần, ai không khó khăn thì nhường cho người khác… Sau đợt này, chúng tôi đã tiêu thụ một khối lượng nông sản lớn, thu về khoảng 500 triệu đồng giúp các hộ nông dân ở Hải Dương, Bắc Giang trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất tại các địa phương này.

Doanh nhân Vũ Văn Hải cùng các đơn vị xây trường học cho học sinh vùng khó khăn tỉnh Quảng Bình

Hoạt động thiện nguyện hiện nay đang gây nhiều tranh cãi. Ông làm thế nào để thuyết phục được nhiều người đồng hành, hỗ trợ được đúng người cần hỗ trợ?

Tất cả các chương trình thiện nguyện của chúng tôi đều xuất phát từ tâm và tinh thần tự nguyện, không hô hào người dân mà chỉ vận động nội bộ hội viên, những người quen biết, lấy kinh phí của Hội và các Hội liên kết. Mỗi lần tổ chức, chúng tôi đều làm tổng kết, quay video, ghi hình, ai mua cái gì, trao cho ai đều có giấy tờ cụ thể, sau đó đăng công khai trong nhóm chung để mọi người cùng kiểm soát. Theo tôi thấy, nếu mình luôn minh bạch thì sẽ không ngại thị phi. Chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ đồng bào khó khăn, nhân rộng các hoạt động mang tính nhân văn trong Hội nhưng cũng thường “phân vai” rất rõ. Ví dụ, đợt đi Quảng Bình, Quảng Trị, chúng tôi phối hợp với Hội Nghệ sĩ trẻ Hà Nội và Cung Thiếu nhi triển khai. Hội chuẩn bị hàng nghìn con gà giống, đã tiêm vaccine đầy đủ, phân phát cho một xã ở Quảng Trị, 1 xã ở Quảng Bình. Cung Thiếu nhi vận động dụng cụ học tập cho các cháu như trống đội, sách vở, dụng cụ thể dục thể thao. Hội Nghệ sĩ trẻ vừa tham gia đóng góp, vừa tổ chức quay phim, chụp hình, tham gia biểu diễn, cung cấp tư liệu, chứng minh cho những người đóng góp tài chính một cách rõ ràng.

Mặt khác, như tôi đã chia sẻ ở trên, với lợi thế có hội viên ở trên toàn quốc, khi xảy ra thiên tai, dịch hoạ ở tỉnh nào, chúng tôi có các hội viên ở đấy khảo sát trực tiếp, đánh giá cụ thể xã nào, thôn nào đó khó khăn, cần được hỗ trợ. Nơi nào khó khăn nhưng có nhiều các tổ chức đã đến rồi thì chúng tôi sẽ đến với địa phương khác. Khi đến hỗ trợ người dân, chúng tôi đều phối hợp với chính quyền, MTTQ ở địa phương, có chứng từ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh lại, không phải để quảng bá mà là để mọi người trong nhóm đều có điều kiện kiểm tra lại. Chúng tôi biết nhau, hướng tới cái chung nên liên kết và vận động nhau tự hoạt động thiện nguyện. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, chúng tôi luôn mong muốn tham gia công tác xã hội, các hoạt động thiện nguyện, lan toả sự nhân văn trong cộng đồng xã hội, hướng đến những giá trị chân, thiện, mỹ, để mọi người cùng cảm nhận cuộc sống này vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, tử tế, phát huy tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của người Việt.

Xin cảm ơn ông.

PV
Bài viết cùng chủ đề: thiện nguyện

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: ViNa CHG được vinh danh là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân