Thứ hai 23/12/2024 07:20

Doanh nghiệp Việt “bức xúc” khi cước vận chuyển thiết lập đỉnh giá mới

Cho rằng các hãng tàu tiếp tục “viện cớ” thiếu container rỗng để tăng giá cước vận chuyển, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics và xuất khẩu Việt Nam cho biết sẽ gửi văn bản kiến nghị tới cơ quan chức năng để phản đối vấn đề này.

Giá cước lập đỉnh, doanh nghiệp dè dặt ký đơn hàng mới

Sau vài tháng “đứng yên” ở mức giá hồi đầu năm nay là khoảng 10.000 USD/container hàng 40 feet đi EU, gần đây giá cước vận chuyển theo lộ trình hàng hải này lại tiếp tục tăng thêm 1.000 USD/container 40 feet.

Giá cước vận chuyển hiện ở mức quá cao

Không chỉ với hàng đi EU, hàng đi các tuyến Châu Á, cụ thể là Hàn Quốc hiện cũng ở mức rất cao. Ông Phạm Thái Bình- Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An- cho biết, với mỗi tấn gạo vận chuyển từ Việt Nam qua Hàn Quốc doanh nghiệp đang phải trả thêm khoảng 40 USD/tấn - bởi giá cước vận chuyển đang ở mức cao ngất ngưởng nhất từ trước tới nay.

Việc giá cước ở mức quá cao đang khiến nhiều doanh nghiệp bị “phí chồng phí” do ngoài chi phí cho cước vận chuyển doanh nghiệp còn phải trả các khoản chi phí khác như: Phí lưu container tại cảng, trang thiết bị y tế để phòng tránh dịch Covid-19 ….

“Tình trạng này kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp “dè dặt” hơn trong ký các đơn hàng mới và họ chỉ lựa chọn những đơn hàng có tỷ suất lợi nhuận cao thay vì ký dàn trải như trước đây” - ông Nguyễn Chánh Phương- Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết.

Cùng với cước tàu biển, giá vận chuyển bằng đường hàng không cũng ghi nhận tăng từ 3 USD/kg lên 6 USD/kg. Bà Ngô Tường Vi - Phó giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu cho biết, bình thường cước phí vận chuyển bằng đường hàng không chỉ khoảng 3 USD/kg thì nay tăng lên khoảng 6,3 USD/kg, giá cước này gấp đôi so với giá trị đơn hàng. Theo bà Thu, dù đối tác nhập khẩu là bên chịu chi phí vận chuyển nhưng khi giá cao cũng khiến họ è dè đặt những đơn hàng mới.

Sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng

Theo đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, không có nhiều cơ sở để tăng giá cước lên cao ngất ngưởng như hiện tại. Phân tích cụ thể, ông Lê Duy Hiệp- Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam chỉ ra: Thông thường, chi phí logistics nói chung chỉ chiếm rất ít giá trị hàng hóa trong container. Ví dụ đối với mặt hàng điện tử chi phí logistics chỉ chiếm 6-7%, cao nhất là các mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp 15-20%. Riêng đối với chi phí vận chuyển từ cảng đến nơi nhập khẩu chỉ chiếm 5-10% giá trị chuyến hàng. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, giá cước vận chuyển tại cảng đến nơi nhập khẩu đã bằng hoặc cao hơn so với giá trị đơn hàng. Đáng nói hơn, trước đó giá cước vận chuyển đã tăng lên 10.000 USD (tùy lộ trình vận chuyển) và doanh nghiệp đã dần thích ứng với giá này nhưng gần đây các hãng tàu lại tiếp tục “viện cớ” vận chuyển gặp khó để tăng thêm.

Bức xúc với việc tăng cước vô tội vạ hiện nay, ông Lê Duy Hiệp cho biết sẽ sớm gửi văn bản phản đối đến các hãng tàu để vấn đề tăng giá cước vô tội vạ tiếp diễn. Bên cạnh đó, Hiệp hội Logistics Việt Nam cũng sẽ gửi văn bản kiến nghị Chính phủ có những động thái cụ thể để ngăn chặn tình trạng này.

Theo Reuters, chỉ số cước vận tải biển Baltic Dry Index (BDI) do Sàn giao dịch Baltic công bố đã tăng 4 ngày liên tiếp và trong ngày 14/6 đã đạt mức cao nhất trong vòng 1 tháng do cước phí các phương tiện vận tải đều tăng.

Cụ thể chỉ số tàu chở hàng khô Baltic - theo dõi cước phí các tàu capesize, panamax và supramax, vận chuyển mặt hàng như than đá, quặng sắt và ngũ cốc… phiên này tăng 87 điểm (3%) so với thứ sáu (11/6) lên 2.944, cao nhất kể từ 13/5. Chỉ số tàu chở hàng khô Baltic - theo dõi cước phí các tàu capesize, panamax và supramax, vận chuyển mặt hàng như than đá, quặng sắt và ngũ cốc… phiên này tăng 87 điểm (3%) so với thứ sáu (11/6) lên 2.944, cao nhất kể từ 13/5.

Hiện tại, cước phí trung bình ngày thuê tàu capesize, thường có trọng tải vận chuyển 150.000 tấn than đá và quặng sắt, tăng 1.631 USD lên 29.383 USD. Cước phí thuê tàu panamax, thường chở than đá hoặc ngũ cốc, trọng tải khoảng 60.000 đến 70.000 tấn, tăng thêm 369 USD lên 30.087 USD.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu