Thứ tư 13/11/2024 07:48

Doanh nghiệp thép cần được đối xử công bằng

Vụ việc thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam được sản xuất từ thép cán nóng của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) coi là lẩn tránh thuế và có thể bị đánh thuế lên tới 456% (theo mức áp thuế với Trung Quốc) đã khiến các doanh nghiệp (DN) hết sức lo ngại.

Thông tin về vụ việc này, bà Phạm Châu Giang - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM), Bộ Công Thương - cho biết, Bộ đã luôn theo sát thông tin ngay từ khi vụ việc được khởi xướng từ tháng 7/2019. Thời điểm hiện tại, phía Hoa Kỳ đã thông báo sơ bộ những lô hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ tháng 8/2019 - thời điểm bắt đầu cuộc điều tra sẽ phải áp dụng mức thuế đó.

Doanh nghiệp không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu, sẽ bị Hoa Kỳ áp mức thuế lên đến 456%

Cơ quan Hải quan Hoa Kỳ tiếp tục thu thuế đối với các mặt hàng thép của Việt Nam với những lô hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu, mức thuế lên đến 456% (mức thuế Hoa Kỳ đang áp dụng với thép Trung Quốc).

Nếu DN bị xác định nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ bị áp thuế (29,4% với thép CORE; 24,2% với thép CRS) hoặc Đài Loan - Trung Quốc (10,34% với thép CRS). Tuy nhiên, nếu các DN chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 3 nguồn trên sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).

Đáng chú ý, “hiện nay DOC đã cho phép tự chứng nhận nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Thêm vào đó, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đến nay, thị trường Hòa Kỳ chỉ chiếm 6,5% trong tổng lượng xuất khẩu thép của Việt Nam. Do đó, kết luận này sẽ không có quá nhiều tác động đến tình hình xuất khẩu thép chung của Việt Nam” - bà Giang khẳng định.

Bà Giang cũng cho biết thêm, ngay từ khi có khởi xướng vụ việc điều tra, Bộ Công Thương đã làm việc với VSA và các DN xuất khẩu để làm rõ thông tin, đề nghị ngành sản xuất trong nước phối hợp đầy đủ với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ. Bộ Công Thương cũng đã trao đổi trực tiếp, đề nghị DOC xem xét tạo điều kiện cho các DN tham gia cung cấp thông tin, mở rộng diện cho phép DN tự chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước, đồng thời phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Hoa Kỳ để ngăn chặn các hành vi gian lận, lẩn tránh bất hợp pháp. Bộ cũng đã trực tiếp tham gia phiên điều trần do DOC tổ chức để bày tỏ quan điểm và có các cuộc họp với DOC để làm rõ đề nghị của Việt Nam.

Các DN lớn của Việt Nam đều đã chủ động hợp tác với cơ quan điều tra của Hoa Kỳ ngay từ đầu. Hiện tại, sau khi đã có kết luận cuối cùng của DOC, Bộ Công Thương đang phối hợp với tham tán Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiệp hội, DN để đảm bảo trong kết luận cuối cùng, các DN có hợp tác ngay từ đầu với DOC sẽ được hưởng chế độ đối xử một cách công bằng, hợp lý.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, nắm bắt thông tin, dự báo tình hình để có đánh giá, dự báo kịp thời giúp DN ngành thép và các DN xuất nhập khẩu nói chung chủ động ứng phó trước các PVTM đang ngày càng gia tăng trên thế giới.
Thu Hà

Tin cùng chuyên mục

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp

Cà Mau: Hoạt động kinh tế 10 tháng đầu năm ghi nhận nhiều điểm sáng

Tháng 10, sản xuất công nghiệp tăng ở 59 địa phương trên cả nước

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Bộ Công Thương: Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Bình Thuận: Sở Công Thương hỗ trợ gỡ khó cho cụm công nghiệp Hầm Sỏi - Võ Xu