Doanh nghiệp ô tô chuyển hướng

VN đã từng kỳ vọng nhiều vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô cũng như đóng góp của nó cho nền kinh tế, nhưng đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định định hướng, quy hoạch ngành trước đây đã thất bại, trong khi chính sách mới thì vẫn đang được nghiên cứu, chưa ban hành, thời gian thực hiện các cam kết Afta và nhiều khả năng là một số cam kết song phương, trong khu vực đang quá gần.

CôngThương - Với tình hình như vậy, trong mấy năm gần đây, bản thân các DN chỉ tập trung vào việc lắp ráp, nhập khẩu, bán hàng mà hầu như không có khoản đầu tư lớn nào. Điều này hoàn toàn đối lập với tình hình thu hút đầu tư của ngành này tại Thái Lan, Indonesia.

Thiếu đầu tư lớn

Khoảng 5 năm trở lại đây, lĩnh vực ô tô đã hội đủ gần như tên tuổi, các hãng, các thương hiệu trên thế giới, nhưng đa phần đều là nhập khẩu, kinh doanh, thực sự rất ít DN, cả liên doanh lẫn các DN trong nước có thêm các khoản đầu tư mới. Một số hãng như Toyota, Ford, Trường Hải… có đầu tư, nhưng thực sự khoản đầu tư nhở, chỉ tầm 10 triệu USD, nhưng chủ yếu là để mở rộng, làm mới dây chuyên để lắp ráp các mẫu xe mới, đầu tư vào Showroom, bảo hành… Các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới gần như không có ý định đầu tư lớn vào VN.

Các đây khoảng 3 năm, dư luận đã kỳ vọng rất nhiều vào dự án sản xuất và chế tạo động cơ Chu Lai – Trường Hải với số vốn đầu tư dự tính khoảng 190 triệu USD ( Liên doanh giữa tập đoàn Hyundai và tập đoàn Trường Hải). Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên đã được ký kết với quyết tâm cao vào tháng 8/2011. Tuy nhiên, sau đó dự án do một mình Trường Hải đầu tư, Hyundai chỉ lo về vấn đề chuyển giao công nghệ sản xuất. Và mới đây nhất, tập đoàn Hyundai đã thông báo tạm ngừng dự án mà nguyên nhân chính là thời hạn ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa hai bên đã kết thúc do dự án kéo dài và ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và kinh doanh tại thị trường Đông Nam á, cũng như khu vực.

Trên thực tế, như tính toán ban đầu thì dự án này có tính khả thi rất cao, không chỉ mang tính trong nước mà còn có sức ảnh hưởng cũng như tính cạnh tranh trong khu vực. Việc thay đổi hình thức, liên doanh, chủ đầu tư cũng không có ảnh hưởng gì nhiều. Vậy tại sao thời gian thực hiện dự án lại kéo dài như vậy ? Dù không nói ra, nhưng mấu chốt của việc chậm thực hiện nằm ở các chính sách liên quan cũng như tiến độ của nó. Với những dự án lớn như thế này, trong lĩnh vực ô tô ở một số nước có ngành công nghiệp ô tô lớn như Thái Lan, thậm chí là Indonesia được hưởng những chính sách hỗ trợ rất lớn, rõ ràng và nhanh chóng (Chúng tôi đã có bài: Phát triển công nghiệp ô tô: Kinh nghiệm từ Thái Lan). Nhưng với dự án sản xuất, chế tạo động cơ Chu Lai – Trường Hải thì điểm nhấn của sự hỗ trợ đáng chú ý nhất chỉ là việc đưa dự án này vào Chương trình cơ khí trọng điểm của Nhà nước và được vay vốn ưu đãi. Đó cũng là điều tốt, vấn đề là thời gian làm thủ tục vay vốn kéo dài khiến cho dự án chậm triển khai, đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội đầu tư, cơ hội cạnh tranh trong khu vực - điều cốt lõi, nhất là khi thời gian thực hiện các cam kết Afta (bao gồm các vấn đề về thuế, tiêu chuẩn khí thải, công nghệ...) đã đến gần.

Giữ và chuyển

Công nghiệp ô tô VN nhiều năm qua vẫn chỉ là những dự án đã cũ, cả về tiền đầu tư lẫn công nghệ. Trái ngược với tình trạng đó thì thị trường tiêu thụ lại rất phát triển với mức tăng bình quân trong 10 năm qua khoảng 18% và dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới, được dự báo sẽ là thời điểm bùng nổ xe hơi. Chính vì vậy, hầu hết các DN, các hãng ô tô đang có mặt đều đang cố giữ, những hãng mới, thương hiệu mới thì đang cố vào và đều hướng đến việc phân phối sản phẩm. Lợi thế của các. liên doanh trong việc lắp ráp, phân phối các mẫu sản phẩm không cần phải bàn cãi. Với các DN trong nước khó khăn hơn, vừa phải giữ ngành nghề, thị trường, lại vừa phải chuyển hướng.

Sự chậm trễ, lúng túng, nhiều thay đổi,  trong việc ban hành và thực hiện các chính sách liên quan được xem là nguyên nhân khiến ngành CN này kém phát triển.

Tại cuộc IPO mới đây của Tổng công ty Công nghiệp ô tô VN (Vinamotor) chỉ bán được 2%, bằng mệnh giá theo kế hoạch mà theo một số thông tin thì chủ yếu các nhà đầu tư chủ yếu là người đang làm việc tại đây. Một lãnh đạo đơn vị này cho biết hiện chỉ mong chờ vào các nhà đầu tư chiến lược và nếu có các nhà đầu tư chiến lược này thì nhiều khả năng Vinamotor sẽ có những chuyển hướng sang các ngành nghề khác như khách sạn, đầu tư phân phối, mở Showroom thay cho các lĩnh vực sản xuất cơ khí, linh kiện phụ tùng, lắp ráp ôtô - những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư lớn nhưng khó cạnh tranh, nhất là khi thời điểm 2018 đang đến gần. Điều này cũng hợp lý, bởi nếu đầu tư vào cơ khi, sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô thì không thể chỉ phục vụ trong nước mà còn có thể tham gia vào chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi đó vẫn chưa có một chính sách hữu hiệu nào để khuyến khích các nhà đầu tư Ngay Quyết định 12/2011 của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có lĩnh vực ô tô. Nhưng đến nay, chưa có DN nào, dự án nào xin được ưu đãi theo quyết định này, bởi nó vừa chung chung lại vừa khó đáp ứng các tiêu chuẩn và thủ tục quá phức tạp. Không riêng gì Vinamotor, nhiều DN, nhất là các DNNN về ô tô, cơ khí cũng đang có những dự định chuyển hướng, chuyển lĩnh vực kinh doanh, phần giữ lại chỉ là đầu tư vào việc nhập khẩu, lắp ráp và phân phối ô tô.

Việc chuyển hướng của Vinamotor có thể nói là ở thì tương lai gần, nhưng với Trường Hải thì việc giữ và chuyển hướng đã tương đối rõ ràng, khi vẫn phát triển mạnh mẽ về lắp ráp, sản xuất phụ tùng, phân phối đủ các chủng loại xe… và đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (Trường Hải hiện đang nắm giữ hơn 30% cổ phần tại Cty Đại Quang Minh – Chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Thủ Thiêm)

VN vẫn còn có nhiều lợi thế về phát triển ngành ô tô, nhất là khi thị trường vẫn có nhu cầu rất lớn trong thời gian tới mà thời kỳ bùng nổ xe hơi tất yếu sẽ diễn ra nhanh chóng. Nhưng lợi thế đó đang bị đánh mất khi các DN chỉ chú trọng vào việc lắp ráp, nhập khẩu và phân phối sản phẩm, chuyển hướng sang một số lĩnh vực khác. Nguyên nhân là do chính sách phát triển ngành quá chậm, thường thay đổi, không rõ ràng và thiếu sức hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là trong việc sản xuất linh kiện, phụ tùng, cơ khí, động cơ…

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Vì sao khai thác đồng sẽ là trọng tâm của nền kinh tế thế giới trong tương lai?

Đồng được dự báo sẽ quyết định trật tự kinh tế toàn cầu thế kỷ 21 trong bối cảnh nhiều nước đang chạy đua để hoàn thiện quá trình chuyển đổi năng lượng.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

TKV sẽ đẩy mạnh đầu tư, khai thác bauxite

Vừa qua, TKV có Báo cáo tình hình triển khai thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bauxite thời kỳ 2021–2023 và tầm nhìn 2050.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng

Bộ Công Thương thông tin mới nhất về việc các doanh nghiệp thép gửi đề nghị điều tra chống bán phá giá thép cán nóng và nhận được sự quan tâm lớn.
Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Nam Định: Gỡ vướng cho Tổ hợp dự án thép xanh gần 100.000 tỷ đồng

Lãnh đạo tỉnh Nam Định tiếp tục vào cuộc nhằm tháo gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng cho Tổ hợp dự án thép xanh do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư.
Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng giúp ngành công nghiệp cơ khí tự chủ nguồn nguyên liệu

Doanh nghiệp trong nước gia tăng sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) đã góp phần giúp ngành công nghiệp cơ khí chế tạo của Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên liệu.
Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Tham vấn Cẩm nang công nghệ tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp

Sáng 19/3 tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương đã tổ chức tọa đàm tham vấn về công nghệ tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam.
Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách

Xây dựng Luật Hoá chất (sửa đổi) bao gồm 4 nhóm chính sách, trong đó có yêu cầu phát triển bền vững ngành hoá chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ đất hiếm đến con chip Việt Nam

Từ 22 triệu tấn đất hiếm đến con chip kích cỡ bằng namonet là quá trình rất dài. Vậy Việt Nam đang ở đoạn nào trong tiến trình này?
Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Khai thác và chế biến khoáng sản: Chú trọng nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ

Trong khai thác và chế biến khoáng sản, hoạt động khoa học và công nghệ đã góp phần đẩy mạnh đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành...
Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV: Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường

Công ty Môi trường - TKV vừa báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2023 và phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.
Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

Kon Tum: Làm rõ trách nhiệm về những bất cập trong xây dựng hạ tầng công nghiệp

UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương làm rõ trách nhiệm về những tồn tại, bất cập tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Một doanh nghiệp thép được cấp chứng nhận ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính

Vừa qua Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đã được BSI cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 về kiểm kê khí nhà kính cho các sản phẩm thép.
Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Cần phân cấp quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Theo Phó Thủ tướng cần phân cấp quản lý lĩnh vực này.
Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/2/2024 về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất

Là ngành công nghiệp quan trọng, có độ rủi ro cao trong sản xuất, kinh doanh, do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý hóa chất là rất cần thiết.
Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm mà đầu tư bài bản, chiến lược cho khai thác chế biến sâu.
Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Thị trường ô tô trong nước có bùng nổ dịp cuối năm?

Những tháng đã qua của năm 2023 chứng kiến thị trường ô tô mang nhiều gam màu trầm, sức tiêu thụ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Tháo gỡ nhiều điểm chồng lấn

Trong quy hoạch khoáng sản làm vật liệu mới công bố, Bộ Xây dựng nhấn mạnh đã giải quyết cơ bản những vướng mắc, chồng lấn trong các quy hoạch khác.
Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Bộ Xây dựng công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Ngày 12/1, Bộ Xây dựng đã công bố Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050.
Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

Lâm Đồng: THACO Trường Hải muốn đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng để làm siêu dự án tổ hợp bô xít

THACO đề xuất xây tổ hợp kinh tế tuần hoàn để khai thác chế biến bô xít, alumin và nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, với tổng vốn hơn 100.000 tỷ ở Lâm Đồng
Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Không để Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ trong ngành khai khoáng

Cần có yêu cầu rõ ràng về khoa học công nghệ trong khai thác khoáng sản; quy trách nhiệm đối với đơn vị quản lý cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu.
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam: Xác định 5 nhóm giải pháp cơ bản để hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm 2024

Chiều ngày 4/1, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động