Thứ sáu 22/11/2024 11:01

Doanh nghiệp nội dung số: Cần làm gì để chinh phục thị trường quốc tế?

Sáng tạo nội dung số trở thành mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các nhà sản xuất nội dung và các nhãn hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo số.

"Mảnh đất" mới đầy tiềm năng

Chiều ngày 24/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC và Hội Truyền thông số Việt Nam chủ trì, thực hiện bởi Trung tâm Nội dung số VTC Now và Liên minh Sáng tạo Nội dung số (DCCA) tổ chức Diễn đàn: Sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số.

Diễn đàn: Sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số

Diễn đàn quy tụ hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo các cơ quan chính phủ, các bộ, ngành, những nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia uy tín cùng các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực sản xuất nội dung số, kinh doanh, khai thác thương mại quảng cáo số trong và ngoài nước.

Ông Trần Đức Thành - Giám đốc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC chia sẻ, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu thì đổi mới, sáng tạo nội dung số, triển khai các hoạt động chuyển đổi số ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Trong thời gian qua, ngành viễn thông - công nghệ thông tin; báo chí, phát thanh, truyền hình tại Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật trong các hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật số, sản xuất và kinh doanh trên môi trường số.

Ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho hay, sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số là những nhân tố chính, liên quan mật thiết với nhau trong công nghiệp nội dung số.

Sự phổ biến của Internet, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số đã làm thay đổi thói quen, hành vi của khán giả khi tiếp cận và thụ hưởng nội dung từ các hình thức truyền thống như truyền hình, radio, báo in... đang dịch chuyển lên không gian số.

Để bắt kịp xu hướng này, các nhà sản xuất nội dung buộc phải thay đổi tư duy nhằm tạo ra các sản phẩm nội dung số đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ tin tức, giải trí, tới thể thao, giáo dục... cho phù hợp với thị hiếu khách hàng và phù hợp với không gian số, thiết bị số.

"Từ đó, sáng tạo nội dung số trở thành mảnh đất mới đầy tiềm năng dành cho các nhà sản xuất nội dung và các nhãn hàng, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo số" - ông Vũ Kiêm Văn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong dòng chảy phát triển đó, các hoạt động trong lĩnh vực này thường xuyên phát sinh những vướng mắc, bất cập chưa có tiền lệ ở Việt Nam, thậm chí trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là việc bảo vệ bản quyền nội dung số và kinh doanh quảng cáo số.

Vì vậy, thực tiễn luôn đòi hỏi phải có những phương thức mới trong vận hành và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp sản xuất nội dung, doanh nghiệp quảng cáo cũng như người dùng cuối cùng để có điều chỉnh và hành vi ứng xử phù hợp.

Giải pháp để chinh phục thị trường quốc tế

Nhận định về cơ hội cho các doanh nghiệp nội dung số Việt Nam, ông Tạ Mạnh Hoàng, Chủ tịch Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam (DCCA) cho rằng, tính đến tháng 1/2023, nước ta có 77,93 triệu người dùng Internet, tương đương 79,1% tổng dân số, tăng 5,3 triệu so với năm 2022.

Các diễn giả trao đổi, chia sẻ tại Diễn đàn: Sáng tạo nội dung số, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số

Số kết nối di động đang hoạt động là 161,6 triệu kết nối, tương đương với 164,0% tổng dân số, tăng 4,7 triệu so với năm 2022. Số người sử dụng mạng xã hội là 70 triệu người tương ứng với 71% dân số Việt Nam, trong đó 68% trên 18 tuổi sử dụng mạng xã hội.

Sự phát triển của các nền tảng xuyên biên giới đã mở ra một thế giới phẳng, cho phép các nhà sáng tạo nội dung số tiếp cận với công chúng một cách dễ dàng hơn. Tại Việt Nam có 66,2 triệu người dùng Facebook; 63 triệu người dùng Youtube; 10,3 triệu người dùng Instagram; 49,86 triệu người dùng Tik Tok, với khoảng 2 triệu thuê bao Netflix.

Hành vi tiêu dùng số cũng có sự dịch chuyển đáng kể, 4 xu hướng ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi tiêu dùng số: Mua sắm trên mạng xã hội; trải nghiệm VR/AR (75% người dùng cho biết VR/AR làm gia tăng trải nghiệm trực tuyến của họ; social video (90% người dùng tương tác với video sau khi xem); trí tuệ nhân tạo (hơn 100 triệu người sử dụng Chat GPT sau 2 tháng).

Bên cạnh đó, thị trường phim hoạt hình trên toàn cầu cũng tăng trưởng ngoạn mục, ước đạt 391,19 tỷ USD năm 2022 và dự kiến lên tới 587,1 USD vào năm 2030, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 5,2%.

Ngành công nghiệp nội dung số trên toàn cầu cũng đã có bước phát triển rất nhanh trong nhiều lĩnh vực như truyền thông, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, giải trí, và nhiều lĩnh vực khác.

Theo ông Tạ Mạnh Hoàng, Việt Nam còn có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, với khả năng tiếp cận công nghệ nhanh và tính sáng tạo cao. Nhiều trường tham gia đào tạo thiết kế đồ họa, truyền thông đa phương tiện tại Việt Nam.

Hơn nữa, chủ trương của Chính phủ thúc đẩy kinh tế số thành ngành mũi nhọn. Nhà nước đã xây dựng một loạt chính sách tạo các hành lang pháp lý thuận lợi hoạt động kinh doanh, nghiên cứu chính sách thuế, hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Tuy nhiên, để chinh phục thị trường quốc tế, ông Tạ Mạnh Hoàng cho rằng, doanh nghiệp nội dung số Việt Nam nên nghiên cứu và vận dụng mô hình phát triển thành công của các doanh nghiệp: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.

Phát triển mô hình phát triển sản phẩm IP (tài sản sở hữu trí tuệ): Đa dạng dòng sản phẩm, đa dạng nền tảng kinh doanh, đa ngành kinh doanh. Kiên trì chinh phục từng dòng sản phẩm, nền tảng kinh doanh, mảng kinh doanh từ thị trường trọng tâm mở rộng ra toàn thế giới.

Đồng thời, liên tục nâng cao năng lực phát triển của doanh nghiệp. Tăng cường giao lưu liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp cùng mảng trong nước và quốc tế, tham dự các triển lãm, hội trợ cùng mảng quốc tế, tiếp cận và học hỏi các mô hình quản trị hiện đại, các công nghệ mới, tuyển dụng và bồi dưỡng phát triển đội ngũ chuyên gia trong mảng.

Kết nối với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp, tham vấn chính sách phát triển cùng cơ quan nhà nước. Chia sẻ những vướng mắc, các khó khăn làm cơ sở để tạo nên sự kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước tạo sự thuận lợi xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển tổng thể mảng, tạo dựng các cơ hội kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong khuôn khổ sự kiện, diễn ra triển lãm trưng bày các sản phẩm, giải pháp tiêu biểu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp nội dung số trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hội Truyền thông số Việt Nam đã ra mắt Trục Bản quyền số quốc gia, nền tảng kết nối các nhà sản xuất nội dung, nhà công nghệ, nhà quảng cáo, cơ quan quản lý nhà nước, các nền tảng công nghệ... trong việc bảo vệ bản quyền số.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới